Việt Nam đặt mục tiêu giảm đến 20% phát thải khí nhà kính
(Dân trí) - Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về biến đổi khí hậu, Việt Nam thông báo đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% - 20% so với kịch bản thông thường.
Tại buổi họp báo thương kỳ do Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tổĠchức, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đã thông tin những kết quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về biến đổi khí hậu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa diễn ra tại New Yok (Hoa Kỳ). Ông Hà cho biết, tại hội nghị lần này, Việt Nam cũng đã đề ra định hướŮg về việc giảm nhẹ khí thải nhà kính…Việt Nam đã khẳng định đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ 8% đến 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến 1,5% mỗi năm, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năŮg lượng từ 10% đến 20% so với kịch bản thông thường.
Lãnh đạo Bộ TN&ĻMT cũng cho biết thêm, điểm đột phá của Hội nghị thượng đỉnh lần này chính là việc Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon kêu gọi đại diện các tập đoàn hàng đầu, các tổ chức tài chính hàng đầu và các thành phố lớn trên thế giới tham gia và thể hiện quyếŴ tâm chung tay thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực qŵang. Khi hơi nóng từ mặt trời vào Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh.
Các thành phần gây hiệu ᷩng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí đioxit cacbon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Những họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huᷳnh SF6, các họ hàng nhà khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Tất cả các lọai khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất lên không gian.
Hiệu ứng nhà kính tác động đến hai địa cực một cách mạnh mẽ. Theo thống kê, 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Lý do: TảŮg băng vĩnh cửu ở dưới đáy hồ, vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm, đã tan chảy, khiến nước thấm qua đất và hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất hoặc thay đổi. Cùng đó, khi trái đất nóng lên, khí hậu trái đất Ŵhay đổi tác động làm mực nước biển dâng cao.
Theo đánh giá từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện nằm trong top 10 nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chịu ro cao từ biến đổi khí hậu, nhất lừ lũ lụt và bão tố. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, đến năm 2100 nếu nước biển dâng 1m thì vùng ĐBSCL và TP HCM sẽ mất 7,6 triệu tấn lúa tương đương 1/4 tổng sản lượng cả vùng. Ước tính mỗi năm Việt Nam thiệt hại ķ80 triệu USD vào các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.
Phạm Thanh