Thiết bị di động là mục tiêu tấn công của gián điệp
Những người ủng hộ tính riêng tư cá nhân cảnh báo rằng việc chuyển sang sử dụng các thiết bị cầm tay để email, gọi điện thoại và tìm kiếm thông tin trên mạng sẽ tạo cơ hội vàng cho những kẻ muốn dòm ngó và theo dõi bạn.
Tờ báo Le Monde cho biết các quan chức chính phủ Pháp được khuyên không nên sử dụng các thiết bị BlackBerry vì Cục an ninh quốc gia Mỹ (NSA) có thể sẽ bắt được thông tin qua email.
Nhà tư vấn Melissa Ngo thuộc Trung tâm thông tin cá nhân điện tử cho rằng "Thật tuyệt vời khi chính phủ ý cảnh báo thông tin không dây không an toàn. Bởi vậy, chúng ta cũng cần phải thận trọng trước khi định đưa thông tin gì lên mạng.”
"Mọi người cần phải biết điều này. Chúng ta đã thấy có rất nhiều cơ quan chính phủ như FBI, đã tìm kiếm các thông tin qua con đường trên và sử dụng cả những bức thư của NSA mà không cần được phép."
Trước vấn đề này, bộ phận nghiên cứu của hãng BlackBerry (RIM) đã bác bỏ những lo ngại của chính phủ Pháp và cho rằng đây là những hành động không cần thiết đối với những lời đồn đại không có thật từ hai năm nay rằng gián điệp Mỹ có thể nhòm ngó vào mạng lưới của họ.
Hãng BlackBerry ở Canada cho biết "Không ai, kể cả RIM, có thể xem được nội dung các thông tin đã được gửi đi bằng thiết bị của BlackBerry vì tất cả các dữ liệu đã được mã hóa” "Người ta không thể truy tìm được nguồn gốc của những email đã gửi cũng như không thể phân tích được nội dung của nó."
Theo RIM của BlackBerry, các thiết bị BlackBerry được hơn 700 000 cán bộ chính phủ trên toàn thế giới sử dụng.
Các quan chức châu Âu đã từ lâu nghi ngờ rằng mã chương trình của Mỹ có tên là Echelon được thiết lập từ thời kỳ chiến tranh lạnh để chặn đứng hoặc giải mã các tin nhắn điện tử đã được cac gián điệp sử dụng.
RIM cho rằng những suy đoán của NSA hoặc của bất cứ tổ chức gián điệp nào về việc dò dỉ thông tin từ các email gửi đi qua BlackBerry và các máy chủ ở Mỹ, Canada hoặc bất cứ nơi nào khác đều là giả và sai lầm.
Nhưng những người ủng hộ tính riêng tư cá nhân và những nhóm hacker cho biết rằng các dữ liệu được gửi đi qua mạng không dây đều có nguy cơ bị chặn trên đường và việc giải mã chỉ là vấn đề của công nghệ và thời gian.
Ngo cho biết "Cho dù thông tin được gửi đi qua thiết bị di động không dây thì chúng vẫn luôn gặp rủi ro bị chặn lại và phá mã. Đó là bản chất của việc chuyển dữ liệu không dây.”
"Rất nhiều người không nghĩ tới những ứng dụng rộng hơn khi họ sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị di động khác. Mọi người cần phải hiểu rằng thuận tiện bao giờ cũng đi kèm với những rủi ro về an toàn.”
Một thẩm phán liên bang ở San Francisco đang phải giải quyết rất nhiều vụ kiện dân sự tố cáo các hãng viễn thông của Mỹ đã cho phép NSA bí mật lấy thông tin từ email của họ.
Trong buổi làm chứng tại một phiên tòa, một kỹ thuật của hãng ATT cho biết rằng ATT đã chuyển các dòng cáp quang ở San Francisco qua một phòng dành riêng cho các nhân viên của NSA. Họ sẽ chụp các email với danh nghĩa là để chống khủng bố.
Theo Tam Hà
Báo Tuổi trẻ/AFP