Nokia tiết lộ lý do không chọn Android thay thế cho Symbian

(Dân trí) -Tại sao Nokia không chọn hệ điều hành Android thay thế cho Symbian khi hãng quyết định chấm dứt hệ điều hành này vào cuối năm 2010? Bí mật này cuối cùng cũng được CEO Stephen Elop tiết lộ.

CEO Nokia - Stephen Elop và CEO Microsoft - Steve Ballmer (ảnh: Luke Macgregor/Reuters)
CEO Nokia - Stephen Elop và CEO Microsoft - Steve Ballmer (ảnh: Luke Macgregor/Reuters)
 
Như chúng ta đã biết Nokia đã họp với Google về khả năng hợp tác nhưng đã không đi đến đâu, và phó chủ tịch cấp cao Vic Gundotra của Google đã trở nên nổi tiếng với câu bình luận trên Tweet (mạng xã hội phổ biến ở Mỹ) là "two turkeys do not make an eagle - hai cây làm chẳng nên non” ngay trước khi Nokia tuyên bố hợp tác với hệ điều hành Windows Phone vào tháng 2/2011.

Nhưng chính xác thì đã có chuyện gì xảy ra với Android trong năm 2010?

Nhưng chính xác thì đã có chuyện gì xảy ra với Android trong năm 2010?

Ông Elop đã đề cập về vấn đề này trong buổi thảo luận bàn tròn với báo Guardian và một số báo Châu Âu khác. Câu hỏi đã được nêu ra: Liệu ông có bao giờ hối tiếc khi không chọn Android là nền tảng cho các điện thoại thông minh thời kì hậu Symbian của Nokia?

Ông cho biết: “Tôi rất hạnh phúc với quyết định của chúng tôi. Điều chúng tôi lo lắng cách đây vài năm là có độ rủi ro rất cao khi một nhà sản xuất phần cứng thống trị hệ điều hành Android. Xem xét các nguồn lực sẵn có, khả năng hợp nhất trong ngành thì chúng tôi đã rất nghi ngờ không biết ai sẽ là người đó, và chúng tôi công nhận thực tế rằng chúng tôi đã chậm chân trong việc ra quyết định. Trong cùng thời gian đó thì những công ty khác đã chọn được chỗ đứng của mình.”

“Đến hôm nay và khi kiểm tra hệ sinh thái Android, có rất nhiều sản phẩm tốt từ rất nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhưng hiện tại chỉ có một công ty về cơ bản đủ mạnh để trở thành người thống trị. Điều này rất quan trọng trong việc thương thảo với các nhà mạng – người đóng vai trò giữ cửa trong việc đưa điện thoại đến mọi người, đặc biệt là ở Mỹ.

Về mặt chiến lược thì việc đề xuất một hệ điều hành thay thế sẽ rất quan trọng với chúng tôi, do chúng tôi đã có một buổi trao đổi với Giám đốc Ralph de la Vega của nhà mạng AT&T, trong đó điều trao đổi đầu tiên đó là việc nhận biết chúng tôi không phải là Apple, cũng không là Samsung/Android – trước đây là Android/Samsung và giờ có lẽ chỉ gọi là Samsung, chúng tôi là khả năng lựa chọn thứ 3.

Và với tư cách một nhà mạng, ông ta muốn thương thảo với nhiều người khác nhau và tạo ra áp lực cho tất cả mọi người và muốn có nhiều lựa chọn tốt nhất, ông ta muốn khả năng lựa chọn thứ 3 đó. Do đó về chiến lược chúng tôi có mở đầu với AT&T và với mọi nhà mạng khác trên thế giới – bởi vì chúng tôi đã chọn con đường là hệ sinh thái thứ 3.

Hiện tại, rất vất vả và rất nhiều khó khăn bởi vì chúng tôi đang bắt đầu với tư cách là một người thách đấu, chúng tôi phải xây dựng sự tín nhiệm; nhưng với những đối tác như AT&T thì chúng tôi đang có được sự trợ lực cần thiết. Nhưng đó là một quyết định đúng đắn. Các bạn hãy nhìn vào số lượng các nhà cung cấp sản phẩm Android hiện nay sẽ thấy họ đang ở vị trí cạnh tranh rất khó khăn”.

Việc Windows Phone đã đặt cược hoàn toàn vào hệ sinh thái thứ 3 trước BlackBerry hay không sẽ trở nên rõ ràng hơn vào thứ Năm này, khi Nokia công bố kết quả kinh doanh quý II. Khi đó sẽ có số liệu rõ ràng cho số lượng các lô hàng thiết bị di động. Trong quý mới nhất của mình đến cuối tháng 5 BlackBerry đã bán 6.8 triệu thiết bị di động, nếu Nokia có thể đánh bại con số đó (và các dự báo của giới phân tích được rằng là có thể: họ đưa ra con số là khoảng 7 đến 8 triệu), thì Nokia sẽ bắt đầu xây dựng được có uy tín của hệ sinh thái thứ ba. Chắc chắn sẽ có nhiều thiết bị Windows Phone 8 được cho ra đời hơn BlackBerry 10; tuy nhiên sẽ cần thực hiện nhiều cách hơn nữa để có thể đánh bại 75 triệu thuê bao của BlackBerry trên toàn thế giới, vì Windows Phone hiện chỉ có tổng cộng khoảng 30 triệu thiết bị.

Với những ai đã thắc mắc về lý do tại sao Nokia không đi chung đường với Android thì lý do của CEO Elop khá rõ ràng: ông và đội ngũ của mình đã cho rằng với khả năng và lịch sử sản xuất trong lĩnh vực thiết bị di động Samsung sẽ “chẳng chóng thì chầy” thống trị Android, khi đó sẽ chẳng còn “chút cháo” nào cho những người khác.

Và chắc là họ đã được chứng minh là đúng khi mà các số liệu doanh số của HTC thể hiện sự đi xuống liên tục bất chấp những tung hô nhiệt liệt cho siêu phẩm HTC One. Dĩ nhiên sẽ rất khó nói liệu đây có là một quyết định đúng đắn không – nhưng ít nhất chúng ta cũng biết lý do tại sao lại có quyết định này.

H.Nam
theo Guardian

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm