Khám phá Trung tâm phòng chống tội phạm mạng của Microsoft
(Dân trí) - Tháng 11/2013, Microsoft chính thức tạo một bước ngoặt trong cuộc chiến phòng chống tội phạm mạng (cybercrime) với Trung tâm chuyên biệt để nghiên cứu về những hoạt động bí mật và đầy tinh vi của những kẻ xấu trong không gian mạng.
Những ngày đầu tháng 6/2014, phóng viên Dân trí cùng 11 phóng viên khác đếŮ từ 10 nước trên thế giới được dịp tham quan “tổng hành dinh” của Microsoft tại thành phố Redmond, bang Washington, Mỹ.
Với hơn 120 tòa nhà cho 12 bộ phận kinh doanh, Microsoft đã biến một khu vực rộng lớn tại Redmond thành con đườnŧ mạng tên Microsoft One Way. Đây được xem như là một khu nghỉ dưỡng cho những người yêu công nghệ.
Microsoft được biết đến là hãng sản xuất phần mềm nổi tiếng, và là gã khổng lồ trong làng công nghệ. Tuy nhiên, ít ai biết đượcĠrằng, trước sự công phá mạnh mẽ của giới tội phạm mạng, trong những năm qua, Microsoft đã nỗ lực rất nhiều để cùng với tất cả các nước trên thế giới chống lại giới tội phạm mạng. Trung tâm phòng chống tội phạm mạng (Microsoft Cybercrime Center - MCC) đã ra đời vào tháng 11/2013 với sứ mệnh như vậy.
Trung tâm được vận hành bởi gần 100 chuyên gia về pháp lý và bảo mật của Microsoft đến từ nhiều nơi trên thế giới cùng những công cụ và công nghệ tối tân nhất. Tại đây họ nghiên cứu và phối hợpĠcùng các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhằm tạo ra một kỷ nguyên mới của cuộc chiến chống lại tội phạm mạng.
Theo Microsoft, mỗi năm, có đến 400 triệu người là nạn nhân của giới tội phạm mạng. Đây là một con số khổng lồ và nhᷯng kẻ xấu đã có thể lợi dụng những người dùng ngây thơ để đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo trực tuyến, thậm chí là làm ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân, công ty. Trung tâm phòng chống tội phạm mạng MCC ghi nhận tội phạm mạng đã làm tổn thất 113 tỷ ŕSD trên toàn cầu mỗi năm, và mỗi giây có 12 người trở thành nạn nhân của chúng. Đặc biệt, 1 trong 5 doanh nghiệp lớn đang trở thành đích ngắm của các cuộc tấn công của tội phạm mạng.
Một thực tế cũng không còn gây bất ngờ khi mà chǭnh phần mềm của Microsoft, như Windows, Office… cũng là nạn nhân của giới tội phạm mạng. Microsoft cho biết những kẻ xấu đã vô cùng tinh vi trong việc giả mạo sản xuất phần mềm của hãng. Chính những người có kinh nghiệm cũng khó có thể phân biệt được giữa hộp đựng phần mềm giả mạo và phần mềm chính hãng. Điều quan trọng mà Microsoft nhấn mạnh trong chiến dịch phòng chống tội phạm mạng là: “Chúng tôi không quan tâm đến một phần mềm bị đánh cắp, điều chúng tôi quan tâm là hàng trăm triệu người dùng bị kẻ xấu lừa đảo, hàng tỷ USD của các nước bị tổn thất vì những kẻ xấu”.
Trung tâm phòng chống tội phạm mạng của Microsoft đang ngày đêm nghiên cứu và phát hi᷇n những dấu hiệu khả nghi của giới tin tặc với âm mưu phát tán mã độc malware, botnet, ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, và bắt nạt trẻ em… MCC phối hợp với các tổ chức lớn, như FBI, các Trung tâm phản ứng nhanh (CERT) tại nhiều nước trên thế giới để ngăn cŨặn giới tội phạm mạng.
MCC được bảo vệ nghiêm ngặt và chỉ những người có liên quan mới được phép bước vào. Trung tâm được trang bị các công nghệ tối tân nhất để giúp những người làm sứ mệnh quan trọng này nhìn thấy bằng hình ảnh và Ÿác định các mối đe doạ toàn cầu trong thời gian thực.
Với nhiều thành công trong việc “đánh phá” các mạng lưới máy tính ma botnet, như Zeus, Citadel, Rustock, Waledac, Bamital, Microsoft và các đối tác đã tạo được dấu ấn trong sứ m᷇nh mới của mình.
Bên trong Trung tâm phòng chống tội phạm mạng của Microsoft:
Microsoft ước tính mỗi năm có khoảng 400 triệu người là nạn nhân của tội phạm mạng.
Microsoft đã đánh phá được nhiều mạng lưới botnet nguy hiểm trong thời gian qua.
ļ/p>
Điển hình là Microsoft và FBI đã phá huỷ mạng botnet lừa đảo Citadel vốn đã tấn công hơn 5 triệu nạn nhân tại 90 nước trên thế giới. TheoĠthống kê của Microsoft, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 2 trong số những nước bị lây nhiễm virus nhiều nhất. Dẫn đầu là Trung Quốc.
Ông Bryan Hurd, Giám đốc nhóm phòng chống tội phạm mạng của Microsoft cho biết tốţ độ tăng chóng mặt của những nước bị tác động bởi tội phạm mạng.