Kế hoạch “thỏa hiệp” với các đối thủ của Microsoft
(Dân trí) - Một quan chức của Microsoft gần đây cho biết, hãng đang lên kế hoạch xây dựng liên hiệp công nghiệp công nghệ để giúp phần mềm của các công ty cạnh tranh cũng như các đối tác cùng nhau hoạt động tốt hơn.
Bob Muglia, Phó chủ tịch của Microsoft, người đi tiên phong trong phong trào có tên gọi "Nỗ lực về khả năng hoạt động liên hiệp" vào thời điểm năm ngoái, sẽ công bố chi tiết kế hoạch này tại Barcelona, Tây Ban Nha, ở hội nghị các nhà phát triển phần mềm Châu Âu.
Động thái này được coi là nỗ lực gần đây nhất của Microsoft trong việc chuyển đổi từ việc chỉ tập trung vào lợi ích riêng vào những sản phẩm của công ty sang hướng phát triển phần mềm có khả năng tương thích khi người dùng sử dụng thiết bị của các công ty khác.
Cách đây hơn một tuần, Microsoft đã tiến hành “thương thuyết” với Novell, đối thủ cạnh tranh “truyền kiếp”, nhằm đảm bảo phiên bản hệ điều hành Linux của Novell tương thích với Windows tại trung tâm tổ hợp dữ liệu.
Các nhà phân tích nhận định đây là dấu hiệu cho thấy sự nhượng bộ của Microsoft với hệ điều hành mã nguồn mở Linux.
Bên cạnh đó, một số người cũng cho rằng, Microsoft đang cố gắng nắm quyền chỉ huy trong liên danh này, qua đó, Microsoft có thể quản lý được các mối quan hệ hơn là việc nhượng lại quyền này cho các đối thủ khác.
Khu liên hiệp mới Interop Vendor Alliance, đang được Microsoft dốc vốn và có sự tham gia của 22 thành viên khác, sẽ làm việc một cách công khai và cùng nhau chia sẽ thông tin để giải quyết các vấn đề chung mà khách hàng cũng như các tình huống thường gặp trong thực tế.
Lãnh đạo của Microsoft cho biết việc không đơn giản ở đây là kêu gọi các thành viên ký vào chương trình đa phương với một chữ ký và mật khẩu duy nhất hơn là phải dùng những mật khẩu truy cập riêng cho từng phầm mền ứng dụng.
Tại Châu Âu, cụm từ chỉ khả năng hoạt động tương thích liên hiệp khiến mọi người thường liên tưởng đến Microsoft. Chính bởi sự “bất hợp tác” của hệ điều hành Microsoft Windows với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đã khiến hãng trở thành trung tâm của việc khiếu kiện tại Ủy ban Châu Âu, với kết quả bất lợi đối với hãng vào năm 2004.
| |
Bob Muglia |
Ủy ban này đã phát hiện ra rằng bằng việc nắm giữ những thông tin quan trọng về Windows, Microsoft giới hạn khả năng tương thích giữa máy tính PC sử dụng hệ điều hành Windows với các máy chủ khác đang dùng phần mềm của các đối thủ cạnh tranh với Microsoft.
Ông Muglia, trong một bài trả lời phỏng vấn, nói khu liên hiệp này “rộng hơn rất nhiều so với những gì mà ủy ban Châu Âu giao cho. Đây là một kết hoạch dài hạn”.
Bill Hilf, giám đốc điều hành chiến lược công nghệ cơ sở của Microsoft, nói các bạn hàng làm ăn cho biết rằng khả năng tương thích liên hiệp giữa các phần mền của công ty đóng một vai trò quan trọng đối với họ giống như là tính bảo mật và độ an toàn. Trung tâm công nghệ của Chính phủ và cơ quan không chỉ mua thiết bị từ một công ty mà họ còn cần chia sẻ thông tin từ hệ thống này sang hệ thống khác. Sự liên hiệp giữa các nhà sản xuất phần mềm được xem là một cách để giúp cho việc này trở nên dễ dàng hơn. Siemens, NEC, Business Objects, Software A.G., Novell và Sun Microsystems là một trong những thành viên của tổ chức liên hiệp này.
Jason Matusow, Giám đốc về chất lượng tại Microsoft, cho biết, hãng sẽ tuân theo quy định chung bao gồm việc chia sẽ sở hữu trí tuệ, nhưng Microsoft sẽ không tiết lộ bất kỳ một mã nguồn riêng của hãng. “Sẽ không có chuyện hãng tiết lộ thông tin bí mật”, Matusow khẳng định.
Brian Stevens, GĐ phụ trách công nghệ tại Red Hat, hãng bán sản phẩn Linux hàng đầu, nói rất hoan nghênh về việc Microsoft “đã đi đúng hướng kể từ sau phiên tòa xét xử” chống lại nhiều nước khác. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng điều gì ẩn sau nhưng thỏa thuận này vẫn chưa được làm sáng tỏ. “Thật khó để có thể đặt niềm tin ở Microsoft”, ông Stevens nhấn mạnh. ”Chúng tôi thật sự hy vọng những thỏa thuận này sẽ mang tính song phương, dựa trên các tiêu chuẩn mở. Hiện điều này vẫn còn rất hữu hạn và nó cẩn phải được mở rộng thêm”.
Châu Phong
Theo NYTIMES