Game thu hút người chơi nhất thế giới bị "cấm tiệt" ở Ấn Độ

(Dân trí) - Ấn Độ không có ngành công nghiệp trò chơi như Mỹ hay Nhật Bản. Quốc gia này cũng không hội nhập các game nước ngoài, thậm chí cấm và ra nhiều quy định chặt chẽ liên quan tới việc phát hành và chơi game.

Không nơi đâu cấm game như Ấn Độ

pubg.jpg

Trò chơi PUBG cho phép người chơi hóa thân vào nhân vật bên trong một chiến trường, và buộc phải tìm cách để sống sót.

PlayerUnknown’s Battlegrounds (viết tắt là PUBG) là trò chơi có phong cách tựa như bộ phim Hunger Games, nơi tái hiện một chiến trường gồm 100 người chơi trên toàn thế giới được trang bị từ súng trường, súng máy, cho tới các vũ khí hạng nặng khác, nhằm mục tiêu trở thành người cuối cùng sống sót.

Sau khi hãng Tencent Holding của Trung Quốc giới thiệu phiên bản mobile của tựa game, nó đã trở thành game trên smartphone có đông người chơi nhất trên thế giới.

Tuy nhiên tại Ấn Độ, tựa game này mới đây đã bị cấm dưới mọi hình thức phát hành/sử dụng tại nhiều thành phố. Việc chơi PUBG tại quốc gia này được xem là phạm pháp, và khiến ít nhất 10 sinh viên Đại học bị bắt vì đã lén lút tải và chơi nó.

Tính bạo lực của trò chơi khiến Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em quốc gia cân nhắc có nên bổ sung vào điều luật của đất nước này.

4.jpg

PUBG thu hút nhiều đối tượng người chơi là các em sinh viên, học sinh,... dù được liệt vào hàng ngũ 18+ vì bao gồm yếu tố bạo lực.

 

Sự khác biệt tại Ấn Độ so với các quốc gia khác nằm ở tốc độ mà đất nước này hội nhập thế giới kỹ thuật số mà không có bất kỳ luật pháp hay các quy định nào rõ ràng. Họ đã mất tổng cộng 2 thập kỷ để tranh luận và điều chỉnh, để rồi bước vào kỷ nguyên số chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. 

Chính điều này đã giúp biến Ấn Độ trở thành thị trường tiềm năng của các nhà sản xuất smartphone, cung cấp dịch vụ số, và cả các nhà sản xuất game.

Khi một trò chơi bắt đầu bị coi là căn “bệnh dịch”

Một trong những tờ báo tiếng Hindi lớn nhất của Ấn Độ tuyên bố PUBG là một “dịch bệnh” đã biến trẻ em thành “manorogi” (tạm dịch làn những kẻ cuồng tín), đa nhân cách, hoặc những gã tâm thần.

“Có nhiều hậu quả nguy hiểm phía sau trò chơi này”, Thời báo Navbharat cảnh báo trong một bài xã luận ngày 20/3. “Nhiều trẻ em đã đánh mất sự ổn định về tâm lý khi chơi nó”.

PUBG-mobile-free-credits.jpg

Aryaman Joshi, 13 tuổi, từng có cơ hội được chơi trò chơi PUBG vài tiếng mỗi ngày trước khi nó bị cấm. “Trò chơi này khá bạo lực và có nhiều màn bắn nhau bằng súng. Đây là lý do nhiều bạn bằng tuổi cháu rất thích nó”, Joshi nói. Tuy nhiên, mẹ của cậu bé lại không nghĩ rằng đây là một cách tốt để giáo dục con trẻ.

Thực tế cho thấy nhiều trò chơi máy tính đã khiến các bậc phụ huynh và chính trị gia “đứng ngồi không yên” trong ít nhất 2 thập kỷ trở lại đây khi chứng kiến con em mình thưởng thức chúng một cách đầy say mê.

Dấu ấn rõ nhất phải kể đến như series game Grand Theft Auto (GTA) lần đầu tiên ra mắt vào tháng 10/1997, đã cho phép người chơi làm những thứ “điên rồ” như giao dịch ma tuý, gặp gỡ gái mại dâm, giết những người lạ mặt trên đường và cướp xe/tiền của họ.

Ở những phiên bản ra mắt sau này, dù phần cốt truyện của trò chơi giới phê bình đánh giá cao, nhưng tính bạo lực của nó không hề thuyên giảm, mà còn có tác động mạnh hơn do hình ảnh ngày một được làm giống thật.

gta.jpg

Người chơi thoải mái đua xe, bắn giết, và thực hiện nhiều trò bạo lực khác trong tựa game GTA.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã trải qua một cuộc đàn áp quy mô nhất từ trước tới nay đối với các trò chơi điện tử, bao gồm ngừng phê duyệt các tựa game mới và đẩy mạnh việc xem xét sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thanh thiếu niên.

 

Nguyễn Nguyễn