Dịch vụ thông tin di động: CDMA có hết lận đận?

Kỳ vọng được sử dụng những tiện ích đa dạng, phong phú trên công nghệ CDMA qua mạng S-Fone thời gian qua của người tiêu dùng đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực. Sắp tới, thêm 2 mạng E-Mobile và Hanoi Telecom cùng sử dụng công nghệ này chính thức ra mắt. Liệu các mạng CDMA cũ và mới có thể thu hút được khách hàng?

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm viễn thông điện lực miền Nam cho biết, mạng E-Mobile (096) đã hoàn tất kết nối với các mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel, và mạng cố định ở các bưu điện tỉnh, thành; chỉ còn tiếp tục chờ kết nối với mạng S-Fone.

 

Ngày 7/3, E-Mobile bắt đầu chạy thử nghiệm, và trong thời gian ngắn tới sẽ chính thức hoạt động. Khác với S-Fone, ngay từ khi vừa ra mắt, E-Mobile đã phủ sóng 64 tỉnh, thành với khoảng 500 trạm thu phát sóng (tất nhiên ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có sóng); máy điện thoại của E-Mobile dùng SIM ngay từ đầu. Ngoài chức năng thoại, E-Mobile còn cho phép người tiêu dùng sử dụng máy điện thoại để kết nối internet.

 

Còn Hanoi Telecom cho biết đến tháng 6/2006 cũng sẽ ra mắt mạng di động 092. Có người cho rằng kinh nghiệm của phía đối tác (Hutchison Telecom Vietnam S.à r.l, công ty con của (đơn vị hợp tác với Saigon Postel

 

Ông Hoàng Ngọc Diệp, Giám đốc cao cấp phát triển kinh doanh hãng Qualcomm (Mỹ) - nhà sản xuất chíp lớn nhất thế giới cho công nghệ CDMA - phụ trách khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia, nhận định: "Tôi thấy đang có một sự lãng phí lớn. Các mạng di động lựa chọn công nghệ CDMA, công nghệ tiên tiến nhất nhưng sử dụng không hết các ứng dụng, tính năng của công nghệ. Ví dụ như công nghệ CDMA 2000 - 1X, nếu chỉ dùng để thoại thì giá trị của CDMA chỉ còn một phần, điều đó không khác gì băng thông của CDMA cũng chỉ ngang hàng như GSM.

 

Về các hạn chế: Ở mạng S-Fone, ngay từ đầu, tôi chưa thấy họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường thông qua các máy đầu cuối; hệ thống cửa hàng, đại lý còn yếu... Tôi cũng e ngại khả năng tận dụng các tính ưu việt của CDMA ở cả mạng E-Mobile và Hanoi Telecom. Có thể họ còn giấu chiến lược kinh doanh của mình, nhưng thật sự tôi chưa thấy họ đưa ra kế hoạch chiến lược nào lớn giữa kỹ thuật với kinh doanh, giữa công nghệ với nhân lực...".

Hutchison Telecommunications International Limited, nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông có trụ sở chính tại Hồng Kông) có thể giúp mạng 092 sớm vươn lên ngay. Tuy nhiên, chuyện "nhập gia tùy tục" có thể khiến mạng 092 không dễ phát triển, như S-Fone từng trải qua.

 

Ông Yoon Sung Eung, Giám đốc kế hoạch và chiến lược của Công ty SLD Hàn Quốc (đơn vị hợp tác với Saigon Postel cung cấp mạng S-Fone) nhận xét: hơn 90% thị trường thông tin di động hiện nay thuộc về các mạng sử dụng công nghệ GSM (VinaPhone, MobiFone, Viettel), S-Fone cạnh tranh trong bối cảnh đó là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Nhưng ông Yoon vẫn hy vọng, thêm 2 nhà cung cấp nữa ra đời, máy di động sử dụng công nghệ CDMA nhiều hơn, cũng là cơ hội tốt để S-Fone triển khai những tiện ích của CDMA. Năm 2006,

 

S-Fone sẽ phủ sóng tất cả 64 tỉnh, thành (hiện nay chỉ mới 39 tỉnh, thành) với khoảng 1.800 trạm thu phát sóng; đặc biệt công nghệ CDMA 2000-1x sẽ được nâng cấp lên CDMA 2000-1x EVDO (trước mắt ở TPHCM, Hà Nội) với tốc độ truyền dữ liệu lên đến 2,4 Mbps giúp người tiêu dùng sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng độc đáo hơn như download nhạc, hình, phim...

 

Cả 2 mạng E-Mobile và Hanoi Telecom đều hứa hẹn "giá cước sẽ rất cạnh tranh với các mạng đang có hiện nay". Tuy nhiên những người am hiểu lĩnh vực này đều lo rằng nếu chỉ có mỗi "bài" này, e rằng E-Mobile và Hanoi Telecom cũng khó mà thoát khỏi cảnh lận đận như S-Fone từng gặp bởi lẽ các mạng đang có thị phần lớn hiện nay có thể lập tức hạ giá cước để bóp nghẹt đối thủ.

 

Theo Trần Hùng

Báo Thanh Niên