Các nhà khoa học phát hiện dãy núi dưới lòng đại dương
(Dân trí) - Bằng cách sử dụng những dữ liệu mới nhất từ vệ tinh, các nhà khoa học đã tìm ra các dãy núi chưa từng được phát hiện chạy dọc theo đáy biển.
Cho đến nay, đáy đại dương trên hành tinh của chúng đã được khám phá một phần, tuy nhiên còn đến 80% chưa từng được biết đến.
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ NASA và Cơ quan khôngȠgian Châu Âu, các nhà khoa học đã có thể xây dựng bản đồ chi tiết cho các dãy núi, cao nguyên và vực sâu dưới lòng đại dương.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy phía trên dãy núi bị bao phủ bởi một lớp trầm tích dày trong lòng biển. Đây ɣũng là manh mối quan trọng để tìm ra nguồn gốc về sự hình thành các lục địa. Bản đồ được nêu trên tạp chí Khoa học cho thấy, những ngọn núi hoặc núi đang hình thành trong lòng biển trải dài hơn nửa dặm (1km) chạy dọc đáy biển.
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ NASA và Cơ quan không gian Châu Âu, các nhà khoa học đã có thể xây dựng bản đồ chi tiết cho các dãy núi, cao nguyên và vực sâu dưới lòng đại dương.
<ȯp>
Giáo sư David Sandwell đến từ Đại học California, San Diego - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Những thứ có thể thấy rất rõ bây giờ là các triền đồi trong lòng biển, đó là những thứ đất phổ biến trên Trái đất". Song, ở nhiều miền đại dương gồm khu vực Ấn Độ Dương, nơi chiếc MH370 biến mất vào tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học vẫn không biết nhiều về kiến tạo địa tầng của đáy biển.
Các vệ tinh mang theo cao độ kế (một thiết bị đặc biệt dùng để đo độ cao, chiềuȠsâu) được đặt ở nhiều nơi trên mặt đại dương để có thể mô phỏng địa hình dưới đáy. Những cảm biến sẽ ghi lại những phản ứng, tín hiệu lực hút... tất cả sẽ thể hiện kiến tạo địa tầng bị vùi lấp.
Cho đến ngày nay, độ phân giải của những hình ảnh này vẫn còn rất giới hạn bởi số lượng của các phép đo lường khả thi. David Sandwell đã thu thập các phép đo trên 2 trong số 4 vệ tinh hiện được trang bị cao độ kế có độ nét cao, có tên gọi CryoSat 1 và Janson 1. Sau đó họ kết nối dữ liệu này với một chương trình máy tính để xây dựng mô hình lực hấp dẫn trong lòng biển để mô phỏng tình hình thực tế do vệ tinh quan sát. Từ đó tạo nên một bản đồ về lòng đại dương có độ chính xác cao.
Bản đồ này thể hiện các dãy núi nằm trong lòng biển bị chôn vùi bởi lớp trầm tích dày hàng dặm (khoảng 1,6km). Các vết nứt, rặng núi và các hố của đáy đại dương được hình thành bởi sự vận động mạnh của những mảng kiếɮ tạo khổng lồ.
"Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của lĩnh vực mới này là cải thiện dự đoán về địa hình của đáy biển sâu ở 80% diện tích đại dương, những nơi bị bao phủ bởi lớp trầm tích hoặc chưa được thăm dò hiện nay", cáɣ nhà nghiên cứu cho biết. Bản đồ này cũng là nền tảng để xây dựng nên các bản đồ đáy đại dương chi tiết hơn và có thể sẽ sớm có một bản đồ đại dương của Google.
Vài tháng qua, trong quá trình tìm kiếm chiếc máy bay MH 370 bị mất tíɣh, các nhà khoa học đã phát hiện các ngọn núi khổng lồ dưới lòng đại dương. Điều này càng khiến cho việc nghiên cứu địa hình dưới lòng biển trở nên hấp dẫn giới khoa học. Trong tương lai không xa, con người có thể lập bản đồ chi tiết cho các đại dương ɣũng như những vùng xa xôi như phần bên dưới của hai địa cực.
Nguyễn Mai
Theo DailyMail