Bên trong trung tâm “cai nghiện Internet” như doanh trại quân đội tại Trung Quốc

(Dân trí) - Trung Quốc là quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, kéo theo đó là tình trạng “nghiện Internet” dần trở nên phổ biến trong giới trẻ tại quốc gia này. Nhiều trại “cai nghiện Internet” với mô hình hoạt động như quân đội đã ra đời để giải quyết vấn đề.

Trước bối cảnh giới trẻ của Trung Quốc đang dần trở nên “nghiện” Internet, đặc biệt trò chơi trực tuyến, khiến cuộc sống thực của chúng trở nên đảo lộn và mất dần sự tự chủ, nhiều trung tâm “cai nghiện Internet” được ra đời tại Trung Quốc với mục đích rèn luyện những “con nghiện” để trở lại cuộc sống bình thường.

Hiện Trung Quốc có khoảng 250 “trung tâm cai nghiện” với mô hình hoạt động như những doanh trại quân đội, được huấn luyện theo kỷ luật nghiêm ngặt bởi các giảng viên là những cựu quân nhân. Mỗi khóa học sẽ kéo dài từ 4 đến 8 tháng và các bậc phụ huynh có thể quyết định gửi con em của mình đến những “trung tâm cai nghiện Internet” này.

Dưới đây là chùm ảnh bên trong một “trung tâm cai nghiện Internet” tại thủ đô Bắc Kinh, với chế độ tập luyện và sinh hoạt không khác gì trong những doanh trại quân đội thực sự:

Bên trong trung tâm “cai nghiện Internet” như doanh trại quân đội tại Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xem “nghiện Internet” là một chứng bệnh rối loạn tâm lý cần phải điều trị. Trong ảnh là một người đàn ông đang chơi game trực tuyến tại một quán cafe Internet ở Bắc Kinh.

Bên trong trung tâm “cai nghiện Internet” như doanh trại quân đội tại Trung Quốc
Các nhà khoa học tại Trung tâm Điều trị và Cai nghiện Internet tại Quận Đại Hưng (Bắc Kinh) đã quét não của một người nghiện Internet cho mục đích nghiên cứu. Một số nhà tâm lý học cho rằng những áp lực cạnh tranh trong cuộc sống tại đất nước 1,3 tỷ dân này là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ tại Trung Quốc tìm đến với Internet như một cách để giải tỏa.

Bên trong trung tâm “cai nghiện Internet” như doanh trại quân đội tại Trung Quốc
Một nữ hướng dẫn và một cưu quân nhân đang hộ tống một cô gái trẻ đến Trung tâm Giáo dục Qide, một “trại cai nghiệm Internet” ở Bắc Kinh. Hiện có khoảng 250 “trại cai nghiện Internet” hoạt động như những doanh trại quân đội tại Trung Quốc.

Cổng vài “trại cai nghiện” Qide chỉ chừa một lỗ hổng nhỏ để nói chuyện với bên ngoài.
Cổng vài “trại cai nghiện” Qide chỉ chừa một lỗ hổng nhỏ để nói chuyện với bên ngoài.

Cổng vài “trại cai nghiện” Qide chỉ chừa một lỗ hổng nhỏ để nói chuyện với bên ngoài.
Những “trại cai nghiện Internet” như Qide sử dụng chiến thuật quân sự để dạy tính kỷ luật cho những người nghiện Internet trẻ tuổi. “Các con nghiện Internet đến đây thường trong tình trạng thể chất rất kém. Nỗi ám ảnh với Internet đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và làm họ mất đi khả năng tham gia vào cuộc sống bình thường”, Xing Liming, một quan chức tại Qide cho biết.

Giảng viên của trung tâm trong một bài dạy thể lực cho các học viên.
Giảng viên của trung tâm trong một bài dạy thể lực cho các học viên.

Giảng viên của trung tâm trong một bài dạy thể lực cho các học viên.
Hầu hết các thanh thiếu niên đến những trại cai nghiện này theo yêu cầu của cha mẹ. Trong ảnh là một cựu quân nhân đang hướng dẫn cách đi đều cho các học viên.

Giảng viên của trung tâm trong một bài dạy thể lực cho các học viên.
Cũng như trong quân đội thực sự, các học viên sẽ bị phạt tập thể nếu một trong số họ phá luật và không tuân theo điều lệnh.

Giảng viên của trung tâm trong một bài dạy thể lực cho các học viên.
Ngoài những bài học về thể chất, các học viên còn được dạy về các đạo đức truyền thống của Trung Quốc, như các bài học về Khổng Tử.

Phần lớn giảng viên tại các trung tâm cai nghiện Internet đều là các cựu quân nhân.
Phần lớn giảng viên tại các trung tâm cai nghiện Internet đều là các cựu quân nhân.

Trong chương trình học còn có các nội dung về văn nghệ và âm nhạc.
Trong chương trình học còn có các nội dung về văn nghệ và âm nhạc.

Một học viên trẻ đang đứng bên ngoài phòng ngủ của mình tại trung tâm cai nghiệ Qide.
Một học viên trẻ đang đứng bên ngoài phòng ngủ của mình tại trung tâm cai nghiệ Qide.

Một học viên trẻ đang đứng bên ngoài phòng ngủ của mình tại trung tâm cai nghiệ Qide.
Học viên tại Qide còn được dạy những kỹ năng sống bình thường hàng ngày như giặt giũ, nấu ăn và các kỹ năng quan trọng khác... là những điều đơn giản nhưng nhiều người trẻ tại Trung Quốc đã không biết đến vì đắm chìm vào thế giới trên Internet. “Giáo dục và sống trong môi trường quân sự làm cho họ có kỷ luật hơn và phục hồi kỹ năng sống của mình, giúp sống tốt hơn trong một cuộc sống bình thường”, Xing cho biết thêm. 

Hai học viên trẻ đang học cách chuẩn bị và chế biến thức ăn.
Hai học viên trẻ đang học cách chuẩn bị và chế biến thức ăn.

Chế độ ăn uống tập thể như bên trong quân ngũ.
Chế độ ăn uống tập thể như bên trong quân ngũ.

Phòng ngủ của các học viên phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng.
Phòng ngủ của các học viên phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng.

Một cựu quân nhân đang hướng dẫn cho các học viên về việc tuân thủ kỷ luật.
Một cựu quân nhân đang hướng dẫn cho các học viên về việc tuân thủ kỷ luật.

Một cựu quân nhân đang hướng dẫn cho các học viên về việc tuân thủ kỷ luật.
Kể từ khi Trung Quốc xem “nghiện Internet” như một rối loạn tâm lý lâm sàng, các thiếu niên bị mắc chứng nghiện này còn được phát thuốc để đặc trị để chống nghiện.

Một y tá tại Qide phân phối thuốc cho các thiết niên bị mắc chứng nghiện Internet và trầm cảm.
Một y tá tại Qide phân phối thuốc cho các thiết niên bị mắc chứng nghiện Internet và trầm cảm.

Một y tá tại Qide phân phối thuốc cho các thiết niên bị mắc chứng nghiện Internet và trầm cảm.
Các bác sĩ tâm lý đóng một vai trò quan trọng trong những trại cai nghiện. Trong ảnh là học viên trẻ tên Wang, người đã bị chẩn đoán mắc chứng “rối loạn tâm lý nghiện Internet”. Wang đã từng chơi trò bắng súng trực tuyến trên Internet trong 3 ngày liên tiếp, mà lý do của Wang đưa ra là nhằm chạy trốn khỏi áp lực do cha mẹ gây ra. “Bố mẹ luôn muốn tôi học hành chăm chỉ ở nhà cả ngày và không cho tôi ra chơi ở bên ngoài”, Wang cho biết. “Nhưng tôi đã trở nên nghiệm game trực tuyến, khiến lực học của tôi sa sút”.

Một y tá tại Qide phân phối thuốc cho các thiết niên bị mắc chứng nghiện Internet và trầm cảm.
Một học viên hoàn thành khóa học 6 tháng tại Qide đang chào tạm biệt các học viên khác tại trung tâm trước khi rời đi.

Nhiều học viên khác đã bật khóc khi chào tạm biệt người bạn của mình.
Nhiều học viên khác đã bật khóc khi chào tạm biệt người bạn của mình.

Phạm Thế Quang Huy
Theo Business Insider