8 công nghệ máy tính sẽ định hình 2011
(Dân trí) - Hãy cùng khám phá những công nghệ được dự đoán sẽ trở thành xu hướng chủ đạo và góp phần định hình “làng công nghệ” trong năm nay.
Công nghệ luôn biến đổi không ngừng. Trong số những công nghệ mới được phát triển mỗi ngày, nổi bật trong số đó có những công nghệ góp phần định hình xu hướng phát triển của các công nghệ khác, hoặc định hình xu thế sử dụng của khách hàng.
Dưới đây là 8 xu hướng công nghệ máy tính được dự đoán sẽ tiên phong trong năm 2011.
“Đám mây” cá nhân
Cùng với sự năng động của cuộc sống hiện đại, các thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Vấn đề đặt ra là các dữ liệu của người dùng cũng phải được “di động” để có thể truy cập và sử dụng ở bất kỳ đâu, ở trên bất kỳ thiết bị nào.
Với các ứng dụng như SugarSync, MobileMe của Apple hay Live Mesh của Microsoft… cho phép đồng bộ hóa dữ liệu trên tất cả các thiết bị… dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây giúp người dùng dễ dàng chia sẻ, truy cập và sử dụng dữ liệu ở bất kỳ đâu.
Theo dự đoán, dữ liệu cá nhân lưu trữ trên “đám mây” sẽ là xu hướng chính của công nghệ trong năm 2011.
Máy tính bảng
Cùng với sự ra mắt của iPad vào năm ngoái, và mới đây là iPad 2 vào đầu tháng 3, dự đoán, cuộc đua của các nhà sản xuất và xu hướng sử dụng máy tính của khách hàng trong 2011 sẽ trở nên “thăng hoa”.
Theo dự đoán của giới công nghệ, Apple vẫn nắm ngôi vương của thị trường này, trong khi Google và Microsoft sẽ chưa “xuất quân”, ít nhất đến tận năm 2010 để hoàn thiện các nền tảng dành riêng cho máy tính bảng.
4G
Cho dù trên thực tế công nghệ 4G vẫn chưa thật hoàn chỉnh, tuy nhiên theo dự đoán, 2011 sẽ là năm phát triển của công nghệ viễn thông 4G để thay thế cho công nghệ 3G của năm trước.
Cùng với đó, sự xuất hiện của các thiết bị di động hỗ trợ công nghệ 4G cũng sẽ xuất hiện, giúp công nghệ 4G trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
Windows 8
Mặc dù chưa có những thông tin liên quan cũng như thông tin chính thức về ngày ra mắt của Windows 8, tuy nhiên, Windows 8 được dự đoán là sản phẩm chiến lược của Microsoft để chống lại Apple (với hệ điều hành iOS, Mac OS) và Google (với Chrome OS và Android).
Theo dự đoán, Windows 8 sẽ mang tính “di động” nhiều hơn so với các phiên bản trước để có thể sử dụng trên các thiết bị di động, đáp ứng xu hướng hiện nay của người dùng.
Trình duyệt web và tính năng tăng tốc bằng phần cứng
Internet Explorer 9 là trình duyệt web đầu tiên hỗ trợ đầy đủ tính năng tăng tốc độ xử lý trang web bằng phần cứng (card đồ họa), giúp nội dung trang web, đặc biệt là trang web chứa nhiều nội dung media (hình ảnh, video…) được hiển thị và xử lý nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.
Sau IE9, đến lượt các đối thủ khác như Firefox, Chrome cũng lần lượt đưa tính năng này vào các phiên bản mới của mình.
Sandy Bridge của Intel
Intel đưa ra ý tưởng tích hợp vi xử lý đồ họa vào vi xử lý trung tâm, giúp tăng cường hiệu suất xử lý của máy tính lẫn hiệu suất xử lý hình ảnh.
Công nghệ mới này có tốc độ vượt trội hơn hẳn các công nghệ vi xử lý đang có hiện nay, đặc biệt tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, giúp kéo dài thời lượng sử dụng pin trên các máy laptop.
Hiện nay, đã có khá nhiều hãng sản xuất như HP, Samsung, Sony và mới đây là Apple trang bị vi xử lý sử dụng công nghệ Sandy Bridge vào sản phẩm của mình.
AMD Fusion
Không chịu thua kém đối thủ, AMD quyết tâm đeo bám với công nghệ Fusion, với cấu trúc tương tự, cho phép tích hợp vi xử lý đồ họa lên ngay trên vi xử lý trung tâm.
Với công nghệ AMD Fusion, cho phép tiết kiệm năng lượng (kéo dài thời lượng pin), tăng cường hiệu suất xử lý đồ họa, hỗ trợ DirectX 11…
Thật khó để có thể nói Sandy Bridge của AMD Fusion, công nghệ nào là hàng đầu trong số các công nghệ sản xuất vi xử lý hiện nay.
Các gian hàng ứng dụng
Apple khởi đầu gian hàng ứng dụng cho sản phẩm của mình, Google tiếp theo với Android Market, và tiếp đó là Microsoft.
Dự đoán, năm 2011 sẽ nói “lời chia tay” với các hãng bán lẻ phần mềm mà tất cả sẽ được tập trung trên các gian hàng ứng dụng, tương ứng với các nền tảng hiện nay như máy tính cá nhân, máy tính bảng hay điện thoại...
Dưới đây là 8 xu hướng công nghệ máy tính được dự đoán sẽ tiên phong trong năm 2011.
“Đám mây” cá nhân
Với các ứng dụng như SugarSync, MobileMe của Apple hay Live Mesh của Microsoft… cho phép đồng bộ hóa dữ liệu trên tất cả các thiết bị… dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây giúp người dùng dễ dàng chia sẻ, truy cập và sử dụng dữ liệu ở bất kỳ đâu.
Theo dự đoán, dữ liệu cá nhân lưu trữ trên “đám mây” sẽ là xu hướng chính của công nghệ trong năm 2011.
Máy tính bảng
Theo dự đoán của giới công nghệ, Apple vẫn nắm ngôi vương của thị trường này, trong khi Google và Microsoft sẽ chưa “xuất quân”, ít nhất đến tận năm 2010 để hoàn thiện các nền tảng dành riêng cho máy tính bảng.
4G
Cùng với đó, sự xuất hiện của các thiết bị di động hỗ trợ công nghệ 4G cũng sẽ xuất hiện, giúp công nghệ 4G trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
Windows 8
Theo dự đoán, Windows 8 sẽ mang tính “di động” nhiều hơn so với các phiên bản trước để có thể sử dụng trên các thiết bị di động, đáp ứng xu hướng hiện nay của người dùng.
Trình duyệt web và tính năng tăng tốc bằng phần cứng
Sau IE9, đến lượt các đối thủ khác như Firefox, Chrome cũng lần lượt đưa tính năng này vào các phiên bản mới của mình.
Sandy Bridge của Intel
Công nghệ mới này có tốc độ vượt trội hơn hẳn các công nghệ vi xử lý đang có hiện nay, đặc biệt tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, giúp kéo dài thời lượng sử dụng pin trên các máy laptop.
Hiện nay, đã có khá nhiều hãng sản xuất như HP, Samsung, Sony và mới đây là Apple trang bị vi xử lý sử dụng công nghệ Sandy Bridge vào sản phẩm của mình.
AMD Fusion
Với công nghệ AMD Fusion, cho phép tiết kiệm năng lượng (kéo dài thời lượng pin), tăng cường hiệu suất xử lý đồ họa, hỗ trợ DirectX 11…
Thật khó để có thể nói Sandy Bridge của AMD Fusion, công nghệ nào là hàng đầu trong số các công nghệ sản xuất vi xử lý hiện nay.
Các gian hàng ứng dụng
Dự đoán, năm 2011 sẽ nói “lời chia tay” với các hãng bán lẻ phần mềm mà tất cả sẽ được tập trung trên các gian hàng ứng dụng, tương ứng với các nền tảng hiện nay như máy tính cá nhân, máy tính bảng hay điện thoại...
Phạm Thế Quang Huy