7 vấn đề nan giải với các TV OLED hiện nay (P1)

(Dân trí) - Công nghệ màn hình TV dùng đèn điốt chiếu sáng hữu cơ (OLED) là công nghệ trình chiếu nổi bật kể từ thời của công nghệ plasma, tuy nhiên công nghệ này vẫn còn một số điểm hạn chế cần khắc phục trước khi nó có thể tiến bước tạo nên xu thế mới cho thị trường TV.

OLED có hình ảnh đẹp nhưng cũng có đến 7 vấn đề khác  (Hình ảnh: Samsung)
OLED có hình ảnh đẹp nhưng cũng có đến 7 vấn đề khác  (Hình ảnh: Samsung)
 
Cũng như bất cứ công nghệ mới nào, công nghệ màn hình OLED cũng có những vấn đề và người tiêu dùng cần biết rõ những hạn chế của công nghệ mới này trước khi móc hầu bao của mình cho nó. Bảy lý do sau sẽ cho các bạn biết liệu một TV OLED 2013 có phù hợp với bạn hay không.
 
 
1. OLED đắt đỏ và còn lâu mới giảm giá
 
Ngay khi công bố mức giá của TV OLED S9, Samsung làm thị trường "nổ tung" với con số 8.999 đô la Mỹ (khoảng 189 triệu đồng). Tính đến thời điểm hiện tại, TV LG 55EM9800 thậm chí còn “khủng” hơn với giá 14.999 đô la Mỹ (khoảng 315 triệu đồng). Mặc dù TV của LG ra mắt trước vào tháng 7 nhưng hào quang của người tiên phong không thể che lấp được mức chênh lệch giá quá lớn với đối thủ còn lại. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên nếu LG giảm giá ngang bằng mức giá của Samsung để không mất thị trường vào tay hãng này.
 
Một phép so sánh nho nhỏ, TV Plasma 55-inch Panasonic TC-P55VT60 với chất lượng hình ảnh khá tốt hiện có giá là 2.700 đô la Mỹ (khoảng 57 triệu đồng). Và TV LED 55-inch Sony KDL-55W900A có chất lượng rất ổn mà chúng tôi đã vừa thử nghiệm trong năm nay chỉ có giá là 2.300 đô la Mỹ (khoảng 48 triệu đồng).
 
Các công nghệ mới thường khởi đầu với giá khá đắt đỏ và sau đó trở nên rẻ hơn khi nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng cung cấp tăng lên. Trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi được giới thiệu, TV LED 4K đã giảm giá rất nhanh chóng, đặc biệt là các thương hiệu đến từ Trung Quốc và thậm chí cả những thương hiệu tiếng tăm như Sony và LG.
 
Nhưng vấn đề lại là TV OLED khó sản xuất hơn TV LED. Và với các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản xuất TV OLED thì thật khó để đoán khi nào thì giá cả của chúng sẽ hợp lý hơn.
 
(Hình ảnh: Sarah Tew/CNET)
(Hình ảnh: Sarah Tew/CNET)

 2. Màn hình OLED không hề phẳng

Các TV OLED đầu tiên được bán ra ở Mỹ là không phẳng lì như các loại TV khác, chúng hơi cong cong. Và yếu tố đường cong đó là điểm chính trong phần nhận xét của chuyên gia Katzmaier “hình ảnh ở các góc dường như rộng hơn ở giữa hình, tạo ra một hiệu ứng hình thang tinh tế khiến tôi bị mất tập trung so với màn hình truyền thống. Các cạnh ngang vốn cong rộng hơn các cạnh dọc, đã tạo ra một hình chữ U tinh tế theo mép trên và mép dưới. Các đường cong là một cái gì đó quen thuộc với bạn, giống như các đồ vật khác, nhưng nếu tôi là fan của TV với cái bóp (ví) căng phồng thì có lẽ tôi vẫn sẽ chờ một TV màn hình phẳng”.
 
Samsung và LG đều cho biết các TV OLED phẳng sẽ không sớm có mặt, và ít nhất thì LG đã thừa nhận rằng màn hình cong là lý do chính để tạo ra sự khác biệt giữa TV OLED và các loại TV khác. Mặt khác, trong tất cả các vấn đề kỹ thuật ở đây, thì vấn đề độ phẳng là việc hoàn toàn có thể giải quyết được trước các vấn đề khác.
 
3. OLED có thể bị lưu hình (burn-in)
 
Có một điều ít được công bố đó là màn hình OLED có khả năng lưu hình (burn-in). Giống như TV Plasma và TV CRT trước đó, màn hình OLED có thể giữ lại hình ảnh trên màn hình tạm thời, và thậm chí vĩnh viễn, nếu nó lưu giữ tĩnh điện đủ lâu. Dù chúng ta không biết rõ mức độ lưu giữ hình ảnh của OLED nhưng trong thực tế một số người trong chúng ta cũng đã có thể trải nghiệm qua tình huống này.
(Hình ảnh: Sarah Tew/CNET)
Ở phía trên bên trái màn hình, bạn có thể thấy màn hình vẫn giữ được một hình ảnh của một trình đơn, mặc dù nó có thể không hiển thị vĩnh viễn. (Hình ảnh:JWhip/AVS) 
 
Nếu bạn có một màn hình OLED của điện thoại cũ, chẳng hạn như Samsung Galaxy S, bạn có thể thấy vấn đề này. Các biểu tượng như thanh tiếp nhận có thể tồn tại mãi và có thể hiển thị mờ mờ trên một màn hình sáng hơn. Hình dưới sẽ giúp bạn thấy rõ hiện tượng này.
(Hình ảnh: Sarah Tew/CNET)
 
Tất nhiên TV Plasma cũng có hiện tượng lưu ảnh này khi sử dụng nhiều và "lưu ảnh tạm thời" khi sử dụng bình thường. Chúng tôi vẫn cho rằng TV Plasma và OLED đều bị tác động bởi vấn đề này trừ khi có các bằng chứng đáng tin cậy khác. 
TV OLED Samsung hiện đã có mạch bảo vệ chống hiệu ứng lưu ảnh

TV OLED Samsung hiện đã có mạch bảo vệ chống hiệu ứng lưu ảnh (Hình ảnh: David Katzmaier/CNET)

 4. OLED chỉ có một kích cỡ duy nhất là 55 inches

OLED được sản xuất đầu tiên với kích thước 11-inch cho TV Sony XEL-1 vào năm 2008, từ đó trở đi không có sản phẩm nào khác được sản xuất. Và 55 inch là một điểm dừng hợp lý cho các loại kích cỡ màn hình, và chúng tôi hy vọng một lúc nào đó sẽ có các kích cỡ màn hình khác, nhưng với những khó khăn về mặt sản xuất thì chắc chắn sẽ mất một thời gian khá lâu.

 

TV LG 55EM9700 và Samsung KN55S9C (phải) đều có kích cỡ 55-inches (Hình ảnh: CNET)

TV LG 55EM9700 và Samsung KN55S9C (phải) đều có kích cỡ 55-inches (Hình ảnh: CNET)
H.Nam/ Theo CNET
(còn nữa)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm