Ung thư cổ tử cung - Nỗi lo của mẹ
Những ngày nằm viện điều trị ung thư cổ tử cung, nghĩ đến 2 cô con gái ở quê, chị L.T.T (39 tuổi, Đồng Tháp) thỉnh thoảng lại giật mình tự hỏi sẽ ra sao nếu các con mắc phải căn bệnh quái ác như mình?
Ở quê đâu biết UTCTC là gì…
Hơn một năm trước, chị T. lần đầu trong đời nghe đến căn bệnh có tên “Ung thư cổ tử cung” khi được chuyển đến bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám. Người phụ nữ thôn quê hình dung lại khoảng thời gian bất thường trước đó, khi liên tục bị ra huyết trắng có kèm máu. Cho đến khi thấy tình trạng không thuyên giảm, khám và uống thuốc vài lần ở quê không bớt, chị mới lặn lội lên TP.HCM.
Xạ trị đau đớn chừng nào cũng không bằng việc phải xa gia đình, để con nhỏ dại ở quê cho người khác lo. Từ ngày phải nhập viện vì Ung thư cổ tử cung (UTCTC), cuộc sống của tôi đảo lộn hoàn toàn. Đã có lúc muốn buông xuôi nhưng gia đình chính là cái neo giữ tôi lại, phải sống để nuôi con và bảo vệ con khỏi căn bệnh này.” Chị T. nói trong nước mắt về cuộc sống của mình từ ngày phát hiện mắc UTCTC.
“Ở quê đâu biết Ung thư cổ tử cung là gì, nghĩ là chỉ có mấy người quan hệ bậy bạ mới bị, đâu biết là do mình bị nhiễm vi rút HPV dễ dàng đến vậy. Nếu ngày xưa biết được thế tôi đã phòng bệnh, chứ không để ra nông nỗi này.” - Chị T. nói giọng buồn rầu.
Để UTCTC không còn là nỗi lo của mẹ
Những ngày nằm viện, nghĩ đến ba cô con gái ở quê, chị T. thỉnh thoảng lại giật mình tự hỏi sẽ ra sao nếu các con mắc phải căn bệnh quái ác như mình. Rồi qua tìm hiểu, chị biết thực ra ở Việt Nam đã có vắc xin ngăn ngừa UTCTC, và những người phụ nữ có gia đình như chị có thể phòng bệnh bằng cách tầm soát mỗi năm.
“Tôi hiểu được đau đớn mà bệnh nhân UTCTC phải gánh, nên tôi nhá nhem ý định sẽ đưa 3 đứa con gái đang trong độ tuổi đi chích ngừa UTCTC, để đời nó không bất hạnh như mẹ…” – Chị T. tâm sự trong niềm hy vọng được sống và bảo vệ con mình khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
UTCTC có thể phòng ngừa được Vắc xin phòng ngừa UTCTC hiệu quả là vắc xin phòng ngừa nhiều týp HPV gây UTCTC phổ biến nhất, được chỉ định tiêm cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, đã hoặc chưa quan hệ tình dục. Việc chủng ngừa nên được tiến hành sớm để đạt hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục cũng cần khám phụ khoa và tầm soát UTCTC định kỳ. Tài liệu giáo dục này được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng & VPĐD GlaxoSmithKline |
Trần Thanh