1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tuổi của bố mẹ ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái?

Những phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều khả năng sinh con bị bệnh sai lạc về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Klinefelter (XXY), các hội chứng thể 3 ở nhiễm sắc thể 13 và 18...

Tuổi của người chồng có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ đột biến của một số gen trội gây bệnh như: Chứng loạn dưỡng sụn, tật đầu hình tháp, tật dính ngón tay, chứng tay vượn… Nguy cơ mắc bệnh tâm thần của trẻ sẽ tăng lên theo tuổi của người bố.

 

Những nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 49 có con thì con mắc bệnh tâm thần phân liệt cao gấp 2 lần so với trẻ có bố dưới 25 tuổi. Với nam giới ở độ tuổi 50 hoặc cao hơn, con của họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với con của các nam giới dưới 25 tuổi. Đây là bệnh tâm thần đầu tiên có liên quan đến độ tuổi của bố (tuổi của mẹ dường như không ảnh hưởng đến bệnh).

 

Nguyên nhân có thể do nam giới lớn tuổi, trong khi các tinh bào vẫn tiếp tục được sản xuất và mỗi lỗi nhỏ trong gen của tinh bào mới sẽ được truyền cho con cái.

 

Một nghiên cứu nhân khẩu học ở Nhật cũng cho thấy mối liên quan giữa bệnh của con và tuổi của mẹ trong hội chứng Down gần như giống nhau ở 11 nước, điều đó chứng tỏ cơ chế chính gây bệnh là thuần túy do sinh học và không liên can gì đến yếu tố dân tộc hay văn hóa.

 

Người ta cũng nhận thấy (chưa rõ lý do) tỷ lệ rủi ro thường hơi cao hơn ở những trẻ sinh ra từ các bà mẹ rất trẻ và có sự bất thường về nhiễm sắc thể giới tính như XXY và XXX. Sự thay đổi các nhóm tuổi của mẹ ở Nhật (từ năm 1925 đến 1968) cho thấy: Số những bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 19 sinh con giảm dần thì số con bị mắc hội chứng Down và bất thường về nhiễm sắc thể XXY và XXX cũng giảm theo, và tuổi mẹ càng tăng thì những bệnh lý này cũng tăng theo rõ rệt.

 

Từ những dữ liệu của nghiên cứu trên, có thể suy ra rằng, tuổi sinh con hợp lý nhất là sau tuổi vị thành niên và trước tuổi 35.

 

Theo BS. Đào Xuân Dũng

Báo Sức khoẻ và Đời sống

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm