Tình nguyện viên đầu tiên được tiêm vắc xin Ebola
(Dân trí) - Ngày hôm qua, người tình nguyện đầu tiên trong thử nghiệm tại Anh về độ an toàn vắc xin Ebola của hãng GlaxoSmithKline đã được tiêm vắc xin.
Vắc xin Ebola dự tuyển do GSK phối hợp với các Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ phát triển, cũng đã được tiêm cho 10 người tình nguyện trong một thử nghiệm kŨác tại Mỹ, và cho đến nay chưa thấy dấu hiệu của bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào.
Vắc xin được thiết kế để nhắm đặc hiệu vào chủng Zaire của vi rút Ebola, là chủng đang lưu hành trong vụ dịch tồi tệ nhất hiện nay ở tây Phi.
Vì vắc xin không chứa chất liệu gây nhiễm của vi rút Ebola, mà chỉ chứa một trong các gen của vi rút, nên các chuyên gia cho biết họ không lo ngại về khả năng mắc bệnh ở người tham gia thử nghiệm.
Số liệu mới nhất ţủa WHO cho thấy khoảng 2.500 người đã chết trong vụ dịch tính từ đầu tháng 3 đến nay và đã có gần 5.000 người mắc bệnh ở Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigeria.
Thử nghiệm tại Anh do nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Oxford tiếnĠhành.
Phát ngôn viên của nhóm nghiên cứu cho biết người tình nguyện đầu tiên trong thử nghiệm tại Anh đã được tiêm vắc xin vào sáng ngày hôm qua (thứ Tư 17/9) nhưng không cho biết thêm thông tin chi tiết.
TS. Anthony FauciĬ thuộc Viện bệnh dị ứng và nhiễm trùng Mỹ cho biết đến nay “chưa có dấu hiệu nào” cho thấy phản ứng phụ nặng ở 10 người tình nguyện khỏe mạnh đã được tiêm vắc xin.
Những thử nghiệm này không chỉ xác định xem vắc xin có an toàn khônŧ, hoặc có gây tác dụng phụ nặng không, mà còn xem liệu nó có khiến cơ thể sản sinh ra miễn dịch chống vi rút Ebola hay không.
Mục tiêu là đến hết năm 2014 sẽ hoàn thành các thử nghiệm, sau đó vắc xin sẽ được sử dụng trong cácȠtình huống khẩn cấp.
GSK cho biết dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất khoảng 10.000 liều vắc xin đồng thời với các thử nghiệm lâm sàng ban đầu, sao cho nếu thành công thì vắc xin có thể được cung cấp ngay lập tức cho chương trình tiêm chủngȠkhẩn cấp.
Ben Neuman, chuyên gia vi rút học tại trường Đại học Reading, người không tham gia trong những nghiên cứu vắc xin này, cho rằng điều quan trọng không phải là đón trước kết quả. "Rõ ràng là cần có vắc xin, nhưng chưa rõ lɩệu nó có đủ hiệu quả để bảo vệ chống Ebola hay không”.
Vắc xin thử nghiệm “sử dụng công nghệ sẵn có nhất để giúp hệ miễn dịch nhìn rõ đích của nó – một phần nhỏ nhưng sống còn của vi rút”, nhưng ông nói thêm “Chúng tôi chưa thể nói được là liệɵ vắc xin có hiệu quả hay không một khi nó chưa được thử ở chính tây Phi”.
Số liệu nghiên cứu từ một thử nghiệm trên động vật của một vắc xin Ebola tương tự vắc xin GSK này cho thấy nó có hiệu quả trong ít nhất 5 tuần trên khỉ thí nɧhiệm, nhưng cần nhắc lại bằng một vắc xin phụ để kéo gian thời gian bảo vệ lên 10 tháng.
Cẩm Tú
Theo Asiaone