Thoát vị đĩa đệm diễn tiến âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan
(Dân trí) - Chị N.T.N (luật sư, 35 tuổi, TPHCM) cho biết, cách đây 1 năm, chị thường có triệu chứng đau lưng, nhức mỏi dọc vùng gáy. Tuy nhiên, nghĩ đây chỉ là cơn đau thông thường vì mình còn trẻ nên chị N. chủ quan không thăm khám.
Chị N. cho biết, do đặc điểm công việc nên chị phải ngồi nghiên cứu tài liệu và dự các phiên tòa kéo dài. Khi bắt đầu đau lưng, chị nghĩ do ngồi nhiều mỏi nên không cần khám, thi thoảng cơn đau xuất hiện nhiều hơn thì mua thuốc uống.
Gần đây tình trạng nặng hơn, các cơn đau lan xuống tận hai chân, không thể ngồi lâu, chị được giới thiệu đến phòng khám ACC để khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán chị bị thoát vị đĩa đệm cần can thiệp sớm.
Những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua
Bác sĩ Gong Hoisang, chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống với hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Phòng khám ACC cho biết nhiều bệnh nhân bị đau lưng đến điều trị tại ACC. Những người này còn khá trẻ tuy nhiên chủ quan không đi khám đến khi phát hiện bệnh đã diễn tiến sang thoát vị đĩa đệm. Tức là tình trạng một phần của đĩa đệm trong cột sống lệch hoặc bị tổn thương, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh.
"Thoát vị đĩa đệm có những dấu hiệu sớm dễ bị bỏ qua như đau lưng, đau có thể không quá nặng và chỉ diễn ra ở một vị trí cụ thể trên cột sống lưng hoặc mông, người bệnh không điều trị, dẫn đến thoát vị đĩa đệm", bác sĩ Gong cho hay.
Trong giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm có thể không gây ra suy giảm chức năng nghiêm trọng. Một số người có thể cảm thấy khó khăn hoặc không thoải mái khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế.
Các giai đoạn diễn tiến âm thầm của thoát vị đĩa đệm
Theo bác sĩ Gong Hoisang, thoát vị đĩa đệm thường diễn tiến qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đĩa đệm sẽ gặp hiện tượng suy yếu, dẫn đến mệt mỏi và đau nhức ngắt quãng. Vì cơn đau nhẹ, không liên tục nên người bệnh thường chủ quan, đĩa đệm ngày càng bị yếu đi và có thể tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: lúc này, đĩa đệm bắt đầu lồi ra hoặc trệch khỏi vị trí bình thường. Điều này có thể tạo áp lực lên các cấu trúc lân cận, gây ra các cơn đau lan rộng từ lưng hoặc cột sống sang các vùng khác của cơ thể.
Giai đoạn 3: ở giai đoạn này, phần nhân của đĩa đệm, được gọi là nhân nhầy, vỡ qua lớp vỏ bên ngoài. Đây là nguyên nhân gây ra đau lan tỏa nặng hơn và gây ra cảm giác tê liệt hoặc nhức nhối ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 4: hư đĩa đệm. Điều này xảy ra khi mảnh nhân nhầy tách ra khỏi đĩa và không còn gắn kết. Mảnh nhân nhầy này có thể di chuyển ra xa đĩa và gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc tủy sống. Kết quả là cơn đau lan tỏa và có thể có sự gia tăng về cảm giác tê liệt hoặc sự suy nhược cơ bắp ở các vùng bị ảnh hưởng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Bác sĩ Gong Hoisang cho biết, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic không dùng thuốc, tập trung vào điều trị các vấn đề về cột sống và hệ thần kinh. Phương pháp Chiropractic mang lại nhiều lợi ích như:
Nắn chỉnh cột sống: bác sĩ Chiropractor sử dụng các phương pháp nắn chỉnh nhẹ nhàng để đưa các đốt sống và đĩa đệm trở lại vị trí đúng và giảm áp lực lên dây thần kinh. Nắn chỉnh cột sống có thể giúp các đốt sống di chuyển linh hoạt hơn.
Với mục tiêu tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cột sống, phác đồ điều trị của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngoài nắn chỉnh cột sống với phương pháp Chiropractic còn kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, nhằm hỗ trợ cải thiện chức năng cho vùng cơ xung quanh các khớp xương. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được chỉ định tập luyện tại nhà các bài tập bổ trợ nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Tại Phòng khám ACC, phương pháp Chiropractic kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng mang lại kết quả điều trị tích cực. Bên cạnh đó, ACC còn có sóng xung kích Shockwave, tia Laser thế hệ IV, kéo giảm áp DTS giúp kéo giãn giảm áp cột sống mang lại hiệu quả cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bác sĩ Gong Hoisang khuyến cáo, mỗi người nên giữ dáng ngồi thẳng, tập thể dục thường xuyên, thăm khám định kỳ với bác sĩ; cần quan sát và lắng nghe cơ thể vì những dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm thường dễ bị bỏ qua do cơn đau không liên tục mà ngắt quãng và nhẹ.