1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thiếu sắt trong máu

(Dân trí) - Thưa bác sĩ, tôi mới đi kiểm tra sức khoẻ và bị kết luận là thiếu sắt trong máu. Tôi rất lo lắng về điều này và không biết nên khắc phục tình trạng này như thế nào?. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Trả lời:

 

Sắt là thành phần thiếu yếu trong máu. Sắt chính là yếu tố rất quan trọng, giúp sản sinh ra những tế bào máu mới. Các tế bào máu có chứa hemoglobin, những hợp chất sắt - protein, tham gia tích cực vào quá trình mang oxy từ phổi tới tất cả các tế bào  trong cơ thể.

 

Nếu như hàm lượng sắt trong máu của bạn ở mức thấp, đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp phải những rắc rối đối với hàm lượng hemoglobin trong máu. Hơn nữa, việc thiếu hụt hàm lượng sắt trong máu cũng là thủ phạm gây nên căn bệnh thiếu máu nguy hiểm.

 

Sau đây là những triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu hụt hàm lượng sắt gây nên:

 

-         Hoa mắt, chóng mặt

-         Dễ nổi cáu

-         Đau đầu

-         Da xám

-         Có cảm giác ngứa ở tay và chân.

 

Thông thường những người mắc bệnh thiếu máu thường phải chịu đựng cảm giác cực kỳ mệt mỏi. Đôi khi gặp phải những trạng thái bất ổn về tâm lý.

 

Thêm vào đó, một số trường hợp, người mắc bệnh thiếu máu còn thèm ăn những loại “thực phẩm khác thường” như đất sét, đá, gan sống…tuy nhiên, khi hàm lượng sắt trong máu đã được cung cấp đầy đủ trở lại thì thói quen và sở thích “khác người” đó sẽ tự mất đi.

 

Bởi sắt đóng vai trò là chất “xúc tác”rất quan trọng tham gia nhiều vào những phản ứng sinh hoá trong cơ thể, chính vì thế bạn nên bổ sung thêm nhiều sắt vào cơ thể, thông qua các loại thực phẩm chức năng như thịt động thực vật.

 

Trong thịt của các loại động thực vật có chứa một loại sắt có tên là heme. Việc hấp thu loại sắt này, sẽ tốt hơn rất nhiều đối với cơ thể so với việc hấp thu loại sắt có trong các loại thực vật.

 

Ngoài ra những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan bò, đồ hải sản, thịt nạc.

 

Bên cạnh đó sắt cũng tập trung nhiều trong các loại đậu, lúa mỳ, ngũ cốc. Cũng xin nói thêm rằng, việc ăn hay uống những loại thực phẩm hay trái cây có chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu sắt hơn.

 

Bổ sung hàm lượng sắt là việc làm thiết yếu và quan trọng. Tuy nhiên, cần  nạp đủ liều lượng theo giới tính và độ tuổi. Khi muốn bổ sung viên sắt bạn hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

 

- Đối với nữ.

Từ 14 - 18 tuổi: Cần 15 mg/ngày

Từ 19 - 50 tuổi: Cần 18 mg/ngày

Từ 51 tuổi trở lên: Cần 8mg/ngày

 

- Đối với nam giới:

Từ 14 - 18 tuổi: Cần 11mg/ngày

Từ 19 - 50 tuổi: Cần 8mg/ngày

Từ 51 tuổi trở lên: Cần 8 mg/ngày

 

Sở dĩ nữ giới cần bổ sung một lượng sắt lớn hơn so với nam giới là do phụ nữ cần phải “bù” vào lượng sắt đã bị mất đi trong mỗi kỳ nguyệt san. Chính vì thế, sắt rất quan trọng đối với chúng ta nói chung, nhưng đặc biệt quan trọng với nữ giới nói riêng.

 

Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt như là:

-         Phụ nữ mang thai

-         Các em gái trong độ tuổi dậy thì.

-         Người mắc bệnh thận hay bệnh có liên quan đến ruột và dạ dày

-         Người ăn kiêng và những người ăn chay

-         Vận động viên thường xuyên phải luyện tập với cường độ lớn.

 

Những người dễ có nguy cơ bị thiếu sắt nên đặc biệt chú ý đến việc bổ sung thêm sắt trong chế độ ăn uống. Đối với một số trường hợp, thường sử dụng viên sắt để bổ sung hàm lượng sắt trong cơ thể, tuy nhiên không phải viên sắt có thể hữu dụng đối với tất cả mọi trường hợp.

 

Viên sắt có tác dụng bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể, nhưng viên sắt cũng gây ra nhiều những tác dụng phụ, khá nguy hiểm. Cho nên, nếu muốn sử dụng viên sắt bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin.

 

Thu Hà

Theo GA