1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thiền không trị được bách bệnh!

Nhiều người, đặc biệt là lớp trung niên tìm cách “xả stress” cũng như nâng cao thể trạng, phòng ngừa bách bệnh bằng cách tập thiền, yoga. Tuy nhiên, hình thức luyện tập này đang được tập theo phong trào, xu thế hơn là dựa trên cơ sở khoa học, hiểu biết có bài bản…

Và phương thức tập luyện này có trị được bách bệnh như nhiều người nghĩ không? Câu trả lời là không!

Chết
vì… thiền

Chết vì… thiền

Bây giờ, thiền hay yoga không còn xa lạ với người dân thành phố. Ở bất kỳ kŨu đô thị hiện đại nào cũng thấy nhan nhản các lớp luyện thiền (có nơi gọi là yoga), kể cả ở một số tỉnh lân cận. Những tờ quảng cáo về một lớp thiền được dán chi chít ở tất cả những nơi có thể.

Cứ chập tối hoặc sau khi đã lên đèn, cảnh các bàĬ các chị… mỗi người cắp một chiếc thảm tập tíu tít cùng nhau vào phòng rồi khởi động… chờ thầy đến. Nhiều tuổi nhất là 55-60, còn ít nhất là xấp xỉ 30 tuổi. Tất cả đều có thu nhập ổn định để có thể nộp học phí khoảng 500 nghìn - 1 triệu đồng/tháng, tùyč theo số người tập và cho 3 buổi tập mỗi tuần.

Thế nhưng trái với sự sôi nổi hay hào hứng tập thiền ấy là giới hạn về sự hiểu biết về chính môn học mà họ đang là người “trong cuộc”. Thậm chí những thuật ngữ “chuyên môn” rất quen thuộc đối vớiĠngười trong giới như tẩu hỏa nhập ma, không ít người cũng không biết. Có người còn khẳng định luôn: “A dua a tòng đi tập cho vui ấy mà”.

Một đôi vợ chồng trẻ nhà ở khu đô thị Ciputra đẹp bậc nhất Hà Nội, trông sành sỏi, “tinh thông” mọi thứ tŨế nhưng khi được hỏi: “Trước khi tập thiền anh chị có tìm hiểu qua sách báo, chuyên gia y học không?” thì cặp vợ chồng này trả lời… thản nhiên: “Quan trọng gì đâu, cứ nghe người ta giới thiệu (bạn bè) rồi mình thấy hay hay thì đi tập. Mà bây giờ bảo tìŭ hiểu, chúng tôi biết ở đâu mà tìm hiểu. Tìm hiểu qua chính thầy dậy cũng được”.

“Thế thầy dạy thiền của anh chị đã dạy bao nhiêu năm và trước đây từng luyện ở đâu?”, đến câu hỏi này thì đôi vợ chồng trên thực sự lúng túng và chỉ biết nhìn nhau… cười trừ!

Thiền không trị được bách bệnh!

Trong các lớp tập thiền hiện nay thì có rất nhiều người như vậy, kể cả người trung niên vốn được coi là cẩn thận với bản thân hơn người trẻ. Họ gần như phó mặc bản thân cho người dạy miễn sao “chưa thấy chết” là được. Với cách nghĩ ấy, đã có những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với người tập thiền.

Như một thanh niên ở TP Hồ Chí Minh sau khi tập tŨiền đã tử vong do rối loạn sinh học, suy nhược cơ thể ngay tại chỗ. Trường hợp này đã làm rúng động cả giới thiền và yoga. Nhưng dường như nó chưa đủ là bài học cảnh báo đau xót nên vẫn rất nhiều người lao vào môn tập này với “2 không”: không kiến thứţ, không sợ… chết!

Một trường hợp khác cũng gây “sốc” không kém ấy là một phụ nữ tập thiền của một thầy hướng dẫn ở Thanh Xuân đã bị “tẩu hỏa nhập ma” dẫn đến tâm thần phải điều trị lâu dài.

Không chỉ là “thở”

Vậy tŨiền là pháp môn như thế nào mà có thể hấp dẫn người ta theo học một cách phó mặc bản thân như vậy? Theo cách hiểu của người Trung Hoa xưa, thiền (Dhyana Yoga) là trạng thái kéo dài của tập trung (gấp 12 lần) cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó hay hiểu cách khác là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu trong cá nhân đến mức không còn là hai vật thể riêng biệt. Đối tượng ở đây được hiểu là điều mình đang nghĩ đến. Trong trạng thái “tuy 2 mà 1” ấy, tinh thần, cơ thể cảm giác nhẹ bẫng, khoan khoái, không có ưu phiền hay mệt mỏi.

Có 2 loại thiền: Thiền có đề mục và thiền không đề mục, trong đó thiền có đề mục là có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quǡn nội quan) rồi suy ngẫm, chiêm nghiệm về nó.

Theo khoa học hiện đại thì đây có thể coi là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại do bằng tư duy, suy ngẫm con người mới tháo gỡ, phát minh ra những vấn đề liên quan đến đời sống ţủa mình.

Còn thiền không đề mục: tức là không có đối tượng, suy nghĩ trong đầu nhưng phải suy nghĩ về trạng thái trống không đó chứ không phải “rỗng” hoàn toàn. Lão Tử gọi đây là “Đạo” trong câu “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tšm sinh vạn vật”. Khoa học hiện đại cũng cho đó là khả năng sinh ra vũ trụ thời kỳ đầu.

Dưới góc độ khoa học hiện đại mà các nhà khoa học người Đức vừa chứng minh cách đây không lâu mà điều đáng chú ý nhân vật chính của nghiên cứu này chính làĠmột Việt kiều Mỹ, đồng thời cũng chính là một người tu hành, chuyên dạy thiền cho nhiều môn sinh trên khắp thế giới thì thiền là do Đức phật Thích Ca sáng tạo ra trong quá trình tự tu và chiêm nghiệm bản thân cách đây 2.500 năm.

Thiền đơn giᶣn là phương pháp thở rồi từ phương pháp thở đó điều chỉnh, vận khí trong người để tác động đến não bộ nhằm để những bộ phận ở não bộ (tùy theo nhu cầu, “tâm bệnh” của nhiều người để xem tác động tới những bộ phận nào) kích thích sinh ra những chất có lᷣi cho sức khỏe và tinh thần.

Cụ thể như trị bệnh mỡ máu hay tim mạch. Khi thở, mũi mình có hai “cái que”, tức là bộ phận hành khứu giác. Khi hít vào thì khí đó tác động tới hai cái que rồi làm chúng “xuyên” thẳng vào khu được gọi là trung tâmĠđiều khiển tâm lý, tình cảm của con người (hypothalamus) và thần kinh đối giao cảm.

Mục đích của việc hít thở tác động tới vùng này là để ở đầu các dây thần kinh đối giao cảm tiết ra chất acetylcholine. Mà các chất ấy chính là điều khiển timĠmạch và khống chế hai chất gây nên bệnh mỡ máu và tai biến mạch máu não là norepinephrine, epinephrin. Tương tự, các bệnh khác như trầm cảm, mất ngủ triền miên cũng được “chữa” bằng cách nhìn và thở.

Muốn tập thiền phải hiểu biết

č

“Tuy nhiên, thiền không thể chữa được bách bệnh…”, vị thiền sư này khẳng định và phân tích: “…Cơ bản thiền là để điều chỉnh hệ thống hoạt động của não bộ hay hài hòa các chất sinh hóa học trong não bộ. Mà không phải bệnh nào cũng xuất phát từ não”. Còn thở trong thiền hoàn toàn không đơn giản vì phải nông sâu khác nhau, mức độ nín thở lâu - nhanh cũng khác nhau. Quan trọng nếu tập thiền mà không được một người hướng dẫn có kinh nghiệm, không hiểu biết về cơ chế não bộ thì việc thở này rất khó. Chưa nói đến, họ còn giảng dạy theo “sở ý” của họ mà không dựa trên cơ sở khoa học nào thì nguy cơ hậu quả khôn lường là “tẩu hỏa nhập ma”, dở điên dở dại, tử vong rất dễ xảy ra...ļ/p>

Để tập thiền có hiệu quả, các nhà khoa học Đức nhận định điều quan trọng nhất phải hiểu cơ chế, cấu tạo của não bộ trước khi luyện tập nhằm từ đó biết cách vận hành khí bằng hít thở. Thứ hai, phải tìm người hướng dẫn có kinh nghiệm, có kiến tŨức về khoa học não bộ và thiền…

Theo lương y Minh Chánh, một người nổi danh trong giới thiền:

Nếu tự tập thiền thì chỉ nên Ŵập hít thở “4 thì” đơn giản hay còn gọi là tụ khí đan điền để rèn luyện sức khỏe.

Pha 1: Bắt đầu từ từ thở ra, nhẹ, sâu dài cho hết CO2 để không có không gian tích tụ, ôxy có thể vào tận cùng các phế nang ở đáy phổi. Nếu không, đáy phổiĠsẽ thiếu ôxy triền miên.

Pha 2: Nín thở tùy sức.

Pha 3: Hít vào bằng mũi êm, nhẹ để mũi kịp điều chỉnh nhiệt độ và ngăn bụi, vi khuẩn. Nhớ là trong khi thở lưỡi phải sát hàm răng trên, mặt tươi tỉnh, lắng nghe hơi thở ra, vào. Chᷧ động hạ cơ hoành tự nhiên, ép bụng dưới, làm phình bụng trên, hít vào đến khi nào không hít được nữa. Thư giãn toàn thân, mắt lim dim. Thần kinh không được suy nghĩ gì cả (ra lệnh cho nó tạm ngưng hoạt động). Dần dần não bộ 0 chuyển vào trạng thǡi anpha (sóng não dao động 4-10héc/giây).

Pha 4: Nín thở tùy sức. Sau đó trở lại pha 1 (thở ra…)

Đáng lưu ý: Đầu lưỡi sát hàm răng trên là rất quan trọng nhằm để cho khí quản mở trong lúc tập và không làm cho áp suất tŲong phổi tăng cao có thể gây tàu hỏa nhập ma.

Mỗi ngày nên tập thở dưỡng sinh 1-2 lần vào tối trước khi ngủ hoặc sáng lúc thức dậy khoảng 10 phút. Sau đó tăng dần lên 30 hoặc 1 tiếng. Tập ngoài trời hay trên giường đều được.

Theo Nguyễn Hưng

Petrotimes