1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thắc mắc quanh chuyện “giã rượu”

(Dân trí) - Có rất nhiều những mẹo vặt để hạn chế cơn say sau các cuộc vui nhưng có phải tất cả đều đem lại hiệu quả? Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.

Thắc mắc quanh chuyện “giã rượu” - 1


Uống 1 thìa dầu ô liu trước bữa tiệc có thể chống say rượu?

Đúng. Việc uống 1 thìa dầu ô liu có thể tạo thành một lớp màng phủ dạ dày và sẽ hạn chế được việc hấp thụ rượu. Việc phủ dạ dày bằng dầu hoặc các loại thức ăn khác sẽ có tác dụng làm cho tốc độ cồn thẩm thấu vào máu chậm hơn.

Trộn vang đỏ và vang trắng gây đau đầu?

Sai. Việc trộn lẫn hai loại rượu không làm cho bạn đau đầu mà là đó là do việc bạn uống quá nhiều đồ uống chứa cồn.

Cũng có một số người đặc biệt nhạy cảm với rượu vang trắng, đặc trưng là triệu chứng đau đầu sau khi uống.

Tắm và uống cà phê giúp “giã rượu”?

Tắm hay uống cà phê sau khi uống rượu đều không có tác dụng làm giảm nồng độ cồn trong máu. Hai biện pháp đó chỉ có tác dụng làm tỉnh táo, xua tan cảm giác buồn ngủ sau khi uống rượu mà thôi.

Tập thể dục sau uống rượu tốt cho gan?

Sai. Không có một tác nhân nào có thể giúp đẩy nhanh quá trình đào thải của gan cho dù đó là tập thể dục, ăn nhiều trước khi uống rượu hay dùng thuốc…Chỉ có thời gian mới giúp đào thải dần lượng cồn trong máu và điều này nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.

Một người khỏe mạnh có thể thải trừ 0,15g rượu mỗi giờ. Như vậy, bạn chỉ mất vài giây để uống hết 1 ly rượu nhưng phải mất tới khoảng 90 phút để có thể loại trừ hết chất cồn ra khỏi cơ thể.

Bạn cũng cần nhớ rằng, uống rượu trong lúc đói sẽ nhanh say hơn rất nhiều so với uống sau khi ăn vì khi đó chất cồn sẽ thấm vào máu rất nhanh và tác động của rượu tới cơ thể cũng sẽ nhanh hơn.

Bích Ngọc
Theo Doctissimo