Stress: "Thủ phạm quen mặt" ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với tâm trạng của con người. Căng thẳng (stress) có thể gây ra loạt các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm co thắt, đầy hơi, chán ăn, dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh lý tiêu hóa.

Stress ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như thế nào?

Chị Đ.C.T (27 tuổi), nhân viên kế toán tại Hà Nội thường xuyên bị đau bụng trong 3 năm trở lại đây. Nhiều lần nội soi dạ dày - đại tràng nhưng không phát hiện bất thường, chị T. được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích do căng thẳng quá mức.

Chị T. cho biết thường xuyên phải làm thêm giờ. Đặc biệt, khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 3 năm nay, do phải hoàn thành công việc còn tồn đọng trong năm và quyết toán thuế, chị thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, dai dẳng. Gần đây, chị T. được người nhà đưa đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI.

PGS.TS. Vũ Văn Khiên - Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, Tổng thư ký - Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam cho biết, chị T. bị căng thẳng quá độ trong thời gian dài dẫn đến đau bụng, đôi khi kèm theo tiêu chảy cấp. Các triệu chứng thuyên giảm khi chị T. sử dụng thuốc nhưng cơn đau lại xuất hiện khi người bệnh căng thẳng.

Stress: Thủ phạm quen mặt ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa - 1
Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới căng thẳng, tương đương khoảng 15 triệu người (Ảnh: Freepik).

Không riêng chị T., V.H.H (17 tuổi), học sinh lớp 12 cũng bị ợ hơi, ợ nóng, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, thậm chí lan ra cả vùng ức, khi nội soi phát hiện trào ngược dạ dày thực quản.

Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu của stress do áp lực học tập, thi cử. Bệnh nhân thường xuyên thức khuya học bài, bên cạnh đó còn ăn đêm và tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Việc chưa thể kiểm soát tốt stress và căng thẳng là lý do người bệnh thường xuyên xuất hiện triệu chứng của trào ngược dù đã được điều trị trước đó.

PGS.TS. Vũ Văn Khiên cho biết, dựa trên cơ chế trục não - ruột, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của hệ tiêu hóa.

Khi trải qua căng thẳng thần kinh, cơ thể sẽ sản xuất các chất gây căng thẳng (stress) như cortisol, adrenaline và noradrenaline. Các chất này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bằng cách làm tăng co thắt, tăng lượng axit trong dạ dày, giảm lượng máu và chất dinh dưỡng đến các mô trong niêm mạc dạ dày và tá tràng. Tất cả các yếu tố này gây ra sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, trào ngược, tiêu chảy và chảy máu tiêu hóa.

Ngoài ra, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn do thay đổi môi trường pH của đường tiêu hóa, gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh tiêu hóa, bao gồm: hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột (IBD), loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Cần giải quyết vấn đề về thể chất và tinh thần

Theo PGS.TS. Vũ Văn Khiên, căng thẳng có thể là một phản ứng có lợi vì sự thay đổi này giúp con người xử lý các tình huống nguy hiểm, thích nghi và trưởng thành hơn. Tuy nhiên, căng thẳng quá mức và kéo dài sẽ dẫn đến loạt các vấn đề của cơ thể, trong đó có các bệnh lý tiêu hóa.

Đối với bệnh lý gây ra do yếu tố tâm lý, trong đó có stress, bác sĩ Khiên cũng lưu ý mỗi người nên có cái nhìn nghiêm túc về stress và thừa nhận những cảm xúc tiêu cực có thể gây hại đến đường tiêu hóa.

"Người bệnh cần giải quyết cả vấn đề thể chất và tinh thần", bác sĩ Khiên nói.

Bác sĩ Khiên cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là điều trị dự phòng các bệnh lý đường tiêu hóa gây ra do stress. Mỗi người nên có kỹ năng quản lý căng thẳng nhằm tránh dẫn đến hệ quả tiêu cực cho đường tiêu hóa. Một số phương pháp người bệnh có thể áp dụng như: yoga, thiền, các bài tập hít thở sâu, bài tập thư giãn cơ bắp…

Trong trường hợp người bệnh thường xuyên có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, có thể cân nhắc đến các liệu pháp trị liệu tâm lý để học cách kiểm soát căng thẳng và suy nghĩ tích cực.

Người bệnh cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất kích thích, tránh thức khuya.

Stress: Thủ phạm quen mặt ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa - 2
PGS.TS. Vũ Văn Khiên trực tiếp tư vấn cho người bệnh (Ảnh: TCI).

Đặc biệt, để điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và các vấn đề tiêu hóa gây ra do stress nói riêng, mỗi người cũng nên có kế hoạch thăm khám định kỳ. Trong đó, nội soi đường tiêu hóa là phương pháp tối ưu nhằm phát hiện sớm bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp.

Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý dạ dày như: viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, dạ dày HP, trào ngược dạ dày thực quản…

Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm; công nghệ nội soi MCU và NBI 5P hiện đại giúp phát hiện sớm ung thư; dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tâm, Thu Cúc TCI đang ngày càng được nhiều bệnh nhân tin tưởng gửi gắm sức khỏe tiêu hóa lâu dài.

Trong tháng 9, khi đăng ký khám tiêu hóa tại Thu Cúc TCI, khách hàng có cơ hội nhận được ưu đãi giảm 35% công nội soi dạ dày - đại tràng hiện đại, không đau; giảm 35% các gói khám tiêu hóa và miễn phí phát thuốc làm sạch đại tràng tại nhà trong phạm vi 15km tính từ các cơ sở của TCI.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm