Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng

Trường Thịnh

(Dân trí) - Các bác sĩ tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI vừa phẫu thuật thành công cho trường hợp sản phụ mang thai lần thứ 3 mắc u bì buồng trứng trái.

Nỗi bất an của người mẹ chuẩn bị sinh mổ lần 3

Đây là trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị Châu Giang, trú tại Hà Nội, mang thai lần 3 ở tuổi 33. Chị Giang đã sinh mổ ở 2 lần sinh con trước đó, và ở lần sinh thứ 3 này, việc sinh mổ là không thể tránh khỏi. Do đó, chị không khỏi lo lắng bởi phụ nữ càng trải qua nhiều lần sinh mổ thì nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ càng cao.

Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng - 1

Chị Giang gặp nhiều vấn đề thai kỳ khi mang thai lần 3 (Ảnh: TCI).

Chia sẻ về tình hình sức khỏe, chị Giang cho biết gặp tình trạng đau vết mổ đẻ cũ và được bác sĩ chẩn đoán mặt trước tử cung bị dính vào thành bụng trước tiềm ẩn nhiều nguy cơ thai kỳ. Đồng thời, qua những lần thăm khám thai định kỳ tại khoa sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, các bác sĩ phát hiện chị Giang có khối u bì buồng trứng trái.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng khoa Phụ sản, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, việc duy trì thai kỳ cho người mẹ mắc u bì buồng trứng thường gặp nhiều thách thức và trở ngại.

Đồng thời, việc phẫu thuật loại bỏ u buồng trứng ở phụ nữ đang mang thai cũng phức tạp hơn rất nhiều so với bệnh nhân bình thường và dễ gây nguy hiểm cho thai nhi. Bệnh xuất hiện ở tuần thai càng lớn thì càng phức tạp, nguy cơ cao gặp biến chứng xoắn u và kẹt u.

Các ảnh hưởng của u bì buồng trứng lên thai kỳ đã được ghi nhận là có nguy cơ gây sảy thai, sinh non và nhau tiền đạo. Một số trường hợp, thai phụ có thể gặp phải biến chứng xoắn u buồng trứng, dẫn đến tình trạng đau bụng dữ dội, hoại tử mô, viêm nhiễm và buộc phải chỉ định mổ gấp trong thai kỳ, thậm chí nhận chỉ định ngừng thai nghén.

Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng - 2
Chị Giang duy trì sức khỏe ổn định cho tới ngày sinh (Ảnh: TCI).

Với trường hợp của chị Giang, từ khi phát hiện bệnh lý, các bác sĩ TCI đã tích cực theo dõi và giúp chị thực hiện các xét nghiệm nhằm sàng lọc dị tật thai nhi. Đồng thời hỗ trợ và đồng hành để chị Giang yên tâm hơn và chăm sóc sức khỏe tốt cho thai kỳ.

Chị Giang khám lại khi thai được 37 tuần 6 ngày với tình hình sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, qua chẩn đoán MRI, khối u nang ở buồng trứng trái của chị Giang được xác định là đã có kích thước 4x5cm. Nhận thấy đây là thời điểm thích hợp, các bác sĩ TCI chỉ định chị Giang thực hiện sinh mổ, đồng thời kết hợp bóc tách khối u bì buồng trứng để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro thai kỳ.

Ca phẫu thuật diễn ra trọn vẹn cho mẹ và bé

Bác sĩ Hà - người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết: "Trở ngại lớn trong trường hợp này là sản phụ gặp tình trạng mặt trước tử cung bị dính vào thành bụng trước và bàng quang treo cao, buộc các bác sĩ phải bóc dính trước khi rạch tử cung để lấy thai".

Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng - 3
Toàn bộ ê-kíp đều tập trung cao độ cho ca phẫu thuật của chị Giang (Ảnh: TCI).

Sau những giây phút căng thẳng, tập trung cao độ của bác sĩ Hà cùng toàn bộ ê-kíp, tại phòng sinh mổ vô khuẩn 1 chiều của Bệnh viện Thu Cúc TCI, bé gái 3,7kg được đưa ra khỏi bụng mẹ thuận lợi.

Sau đó, em bé của chị Giang được các bác sĩ Nhi khoa TCI trực tiếp kiểm tra sức khỏe trong phòng sinh và đánh giá sức khỏe ổn định, nhịp tim bình thường, không xuất hiện thêm vấn đề nào khác.

Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng - 4
Bóc tách trọn vẹn khối u bì buồng trứng trái cho sản phụ (Ảnh: TCI).

Sau khi đón bé thành công, bác sĩ Hà cùng ê-kíp mổ đã nhanh chóng xác định vị trí khối u bì buồng trứng trái và xử lý, bóc tách khối u cho chị Giang. Theo bác sĩ Hà, khối u đã phát triển lớn với kích thước 4x5cm, nếu tiếp tục kéo dài có thể dẫn đến hoại tử mô, xuất huyết trong, nhiễm trùng và viêm nhiễm lây lan sang các vùng khác, gây nguy hiểm cho sản phụ. Vì vậy, việc chấm dứt thai kỳ sớm và lấy khối u bì buồng trứng tại thời điểm này là quyết định phù hợp an toàn cho cả 2 mẹ con.

Ca phẫu thuật kết thúc sau khoảng 2 giờ đồng hồ, chị Giang và em bé đều "mẹ tròn con vuông", sức khỏe ổn định. Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành làm sinh thiết cho khối u đã được bóc tách và thu được kết quả lành tính.

Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng - 5
Sức khỏe mẹ và bé đều diễn tiến tốt sau phẫu thuật (Ảnh: TCI).

Qua trường hợp của chị Giang, bác sĩ Nguyễn Văn Hà cho biết thêm: " U bì buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có thể gặp phải trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ. Điều nguy hiểm là những dấu hiệu bệnh thường khó phát hiện hơn ở phụ nữ có thai nhưng lại mang nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi".

Vì vậy, bác sĩ Hà khuyến cáo, để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ khi có ý định mang thai nên đi khám sức khỏe toàn diện, nếu phát hiện có u buồng trứng cần có biện pháp can thiệp sớm.

Đồng thời, khi có thai, mẹ bầu cần đi khám và siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ lỡ bất kỳ mốc thai quan trọng nào. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chọn lựa những cơ sở uy tín giúp mẹ theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ và chuẩn bị trọn vẹn cho hành trình đón con yêu chào đời.

Sức khỏe chủ động là chuyên mục do báo Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.

Tháng 12, thai sản trọn gói Thu Cúc TCI giảm tới 45% chi phí + tặng bộ ảnh cho bé. Liên hệ 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn hoặc xem thêm tại đây.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm