Ốm nghén trong suốt thai kỳ - bình thường hay bất thường?

Có khoảng 70 - 80% chị em gặp phải tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên nếu đã bước qua 3 tháng đầu nhưng chứng ốm nghén vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm có phải là điều bình thường?

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén vẫn không thuyên giảm có phải là dấu hiệu bất thường?
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén vẫn không thuyên giảm có phải là dấu hiệu bất thường?

Chứng ốm nghén nặng: nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Tình trạng ốm nghén kéo dài trong suốt thai kỳ là không bình thường. Bởi vì hầu hết bà bầu bị ốm nghén sau 3 tháng đầu sẽ cảm thấy khỏe hơn, các triệu chứng cũng thuyên giảm dần. Tuy nhiên có những trường hợp không may mắn phải đối mặt với những cơn buồn nôn, nôn ói và mệt mỏi trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn kéo theo nhiều phiền toái cho công việc và đời sống.

Ốm nghén trong suốt thai kỳ hay chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum) – hội chứng HG khiến nhiều chị em bị ốm nghén cho tới tận giữa và cuối thai kỳ. Phụ nữ mắc phải hội chứng này bị nôn ói rất nhiều, thậm chí là liên tục. Nhiều trường hợp bị nôn tới 20 lần/ngày và hầu như không ăn uống được gì.

Chứng ốm nghén nặng – hội chứng HG có thể khiến người mẹ nôn ói rất nhiều, thậm chí là liên tục, có trường hợp hầu như không ăn được gì.
Chứng ốm nghén nặng – hội chứng HG có thể khiến người mẹ nôn ói rất nhiều, thậm chí là liên tục, có trường hợp hầu như không ăn được gì.

Hội chứng HG thường bắt đầu “tấn công” trong giai đoạn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ và lên tới đỉnh điểm vào giai đoạn từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 13. Cơn buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng tới mức làm gián đoạn các hoạt động bình thường hàng ngày. Nhìn chung những triệu chứng này sẽ giảm dần từ tuần thứ 20 nhưng điều không may là không phải trường hợp nào cũng vậy. Nguyên nhân chính xác dẫn tới hội chứng HC vẫn chưa được xác định nhưng các bác sĩ cho rằng có liên quan tới sự gia tăng nồng độ hormone trong cơ thể.

Hội chứng HG tác động tới cả sức khỏe của mẹ và bé. Bị “hành hạ” bởi tình trạng ốm nghén nặng nề trong suốt thời gian mang thai có thể khiến người mẹ gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau:

• Cân nặng: sự hành hạ của hội chứng HG có thể khiến nhiều bà bầu giảm 5% cân nặng.

• Thận: chức năng hoạt động của thận giảm sút, đi tiểu ít hơn bình thường.

• Mất cân bằng khoáng chất: lượng khoáng chất trong cơ thể bị thiếu hụt, cụ thể là các chất điện giải như natri và kali, có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, thay đổi huyết áp.

• Cơ bắp: suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải và tình trạng mệt mỏi khiến chị em chỉ muốn nằm yên tại chỗ cả ngày khiến cơ bắp ngày một suy yếu.

Hội chứng HG nếu không điều trị có thể dẫn tới sinh non hoặc sinh ra nhẹ cân. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe sau này ở trẻ.

Nên làm gì khi bị buồn nôn, ói mửa trong suốt thai kỳ?

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do hội chứng HG, người mẹ cần điều chỉnh lại lối sống, dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, cố gắng ăn ít nhưng thường xuyên, giữ cho tinh thần thoải mái….
Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do hội chứng HG, người mẹ cần điều chỉnh lại lối sống, dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, cố gắng ăn ít nhưng thường xuyên, giữ cho tinh thần thoải mái….

Để ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng HG, nếu sau 3 tháng tình trạng ốm nghén không thuyên giảm và có dấu hiệu tiếp diễn, các bà mẹ cần nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế, thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để xác định nguyên nhân có liên quan tới hội chứng HG hay không.

Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Trước hết người mẹ cần điều chỉnh lại lối sống hàng ngày:

• Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: stress và mệt mỏi càng làm cho chứng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn.

• Uống nước thường xuyên để tránh mất nước: uống ít nhưng thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ bị mất nước do nôn mửa quá nhiều.

• Ăn ít và ăn thường xuyên: dạ dày trống rỗng càng làm cho bà bầu cảm thấy buồn nôn nhiều hơn.

• Chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè để được hỗ trợ, giúp đỡ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

• Gừng: để hạn chế buồn nôn và ói mửa, có thể nhấm nháp bánh quy gừng, trà gừng…

• Bổ sung Thiamine (còn gọi là vitamin B1) với liều 1,5 mg/ngày có thể giảm bớt nôn.

Sử dụng thuốc: đối với hầu hết chị em sử dụng thuốc là lựa chọn cuối cùng vì lo ngại các phương pháp điều trị y tế sẽ ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng. Tuy nhiên có những loại thuốc an toàn cho thai nhi có thể được sử dụng nếu các biện pháp nêu trên không hiệu quả.

Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người mẹ, chẳng hạn như thuốc kháng axit. Trường hợp vẫn tiếp tục nôn ói, không thể ăn uống và bị mất nước, người mẹ có thể cần phải:

• Truyền dịch: bác sĩ có thể chỉ định truyền muối, điện giải hoặc vitamin để giúp cho cơ thể có đủ nước.

• Nuôi ăn bằng ống: nếu không thể ăn uống, người mẹ sẽ được truyền chất dinh dưỡng qua ống từ mũi đi vào dạ dày. Trong trường hợp cực đoan, nối ống trực tiếp đến dạ dày hoặc ruột non.

• Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn: chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch.

Khi đã ngừng nôn mửa, có thể ăn uống trở lại và cơ thể không còn bị mất nước, người mẹ có thể tạm ngừng điều trị.

Để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời hội chứng HG, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chị em kiểm tra và thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có quà tặng đặc biệt: chỉ còn 4.515.000 đồng (giá gốc 6.020.000 đồng) khi mua gói khám thai "Mẹ tròn con vuông", áp dụng từ 10/4 đến 30/04.

Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bệnh viện Thu Cúc được đánh giá là một trong những địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín tại Hà Nội, chuyên Khoa Sản - bệnh viện Thu Cúc được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, hệ thống phòng khám, phòng bệnh được thiết kế hợp lý, tiện nghi, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng. Đặc biệt, đội ngũ các y bác sĩ của bệnh viện đều được đào tạo bài bản, có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn tận tình trong chăm sóc, cung cấp mọi thông tin khoa học giúp các mẹ bầu bảo vệ và chăm sóc bé từ trong bụng một cách tốt nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Đặt khám: 1900 558896

Hotline: 0904 97 0909

Website: benhvienthucuc.vn