Những giải pháp hữu ích cho người có nguy cơ đột quỵ

(Dân trí) - Những giải pháp mà người thân và bản thân người bệnh có thể tự thực hiện hay tim kiếm, giúp phòng và hỗ trợ ngay cả khi đã bị đột quỵ.

Ăn cá

 

Những giải pháp hữu ích cho người có nguy cơ đột quỵ - 1


Những người ăn cá vài lần/tuần ít bị đột quỵ  hơn so với những người ăn ít hoặc không ăn cá.

 

Đây là kết luận từ một phân tích gồm 15 nghiên cứu, trong đó những người tham gia được hỏi về tần suất ăn cá và  được theo dõi trong vòng từ 4 đến 30 năm về nguy cơ  đột quỵ.

 

Số liệu phân tích gồm gần 400.000 người độ tuổi từ 30 đến 103. Các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy ăn 3 phần cá/tuần làm giảm 6% nguy cơ đột quỵ. Những người ăn nhiều cá nhất ít bị đột quỵ hơn 12% so với những người ăn  ít cá nhất.

 

TS Dariush Mozaffarian, thuộc Trường Y tế công cộng Harvard nói: “Tôi cho rằng cá cung cấp các dưỡng chất có  lợi, đặc biệt là omega-3 giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nhiều bằng chứng cho thấy 2 - 3 phần cá/tuần đủ để mang lại lợi ích này”.

 

TS Susanna Larsson và TS Nicola Orsini thuộc Viện Karolinska, Thụy Điển, cho biết trên tạp chí Stroke rằng: axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ  đột quỵ nhờ những tác động có lợi của nó đối với huyết áp và cholesterol. Vitamin D, selen và một số loại protein có trong cá cũng có tác dụng giảm đột quỵ.

 

Cá béo như cá hồi và các trích rất giàu omega-3s. Hiệp hội Tim Hoa Kỳ khuyến cáo ăn ít nhất 2 phần cá béo/tuần.

 

Thiết bị “chân robot”

Những giải pháp hữu ích cho người có nguy cơ đột quỵ - 2


 

Các nhà khoa học Hà Lan đang thử nghiệm thiết bị “chân robot” giúp bệnh nhân bị đột quỵ có thể di chuyển đi lại dễ dàng hơn.

 

Thiết bị mẫu đầu tiên có tên gọi Lower-extremity Powered ExoSkeleton (LOPES) được vận hành bằng cách điều khiển cơ thể và tâm trí bệnh nhân nhằm hồi phục các bước đi tự nhiên hơn.

 

Máy LOPES được phát triển bởi các kiến trúc sư thuộc trường Đại học Twente (Hà Lan) trong vài năm qua. Được thiết kế cho các phòng khám phục hồi chức năng, đây không phải là thiết bị di động nhưng có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân đi lại trên máy tập đôi chân tại các phòng phục hồi chức năng này.

 

Cô Petra Hes bị đột quỵ từ lúc mới 17 tuổi và là một trong những người đầu tiên tham gia thử nghiệm cho biết cảm giác vui mừng sau lần đầu sử dụng thiết bị này “Một cảm giác khó tả, dường như tôi đã cảm nhận được cảm giác nâng đầu gồi, cảm giác làm thế nào để đi bộ bình thường như trước kia. Đó là những cảm giác mà tôi gần như đã quên sạch trong tâm trí mình”.

 

TS Van Assledonk cũng các nhà nghiên cứu khác tin rằng “Chiếc máy này có thể giúp các bệnh nhân phát triển tín hiệu lên não - tín hiệu thiết yếu để có thể di chuyển đôi chân của mỗi người”.

 

Thiết bị cũng đang được thử nghiệm trên các bệnh nhân có chấn thương xương sống, những người đã hồi phục vận động đôi chân một cách hạn chế, mang lại hi vọng phục hồi khả năng đi lại cho các bệnh nhân.

 

Thiết bị này được hi vọng sẽ có mặt trên thị trường trên toàn thế giới sớm nhất vào năm 2012. 

 

Thanh Mai - Quách Vinh

Theo Reuters & BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm