1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những điều chưa biết về phòng thiếu máu ở thai phụ

Thiếu máu thiếu sắt - đặc biệt ở thai phụ - không phải là bệnh hiếm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu hết về chứng này cũng như biết cách phòng ngừa hiệu quả.

Những điều chưa biết về phòng thiếu máu ở thai phụ - 1

Nhu cầu sắt tăng cao khi mang thai
 
Trước khi mang thai, phụ nữ cần khoảng 15mg sắt mỗi ngày. Đến khi mang thai, lượng sắt cần thiết cho thai phụ tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi. Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Vì vậy, phụ nữ rất dễ bị thiếu máu trong giai đoạn này do không bổ sung đầy đủ sắt.
 
Sắt có trong động vật nhiều hơn thực vật
 
Nên ăn nhiều thịt đỏ vì thịt đỏ chính là một nguồn thực phẩm tốt nhất chứa sắt dành cho bạn. Gan cũng chứa một lượng sắt cực cao nhưng vì nó cũng chứa một lượng lớn vitamin A không an toàn, vì thế mà nên hạn chế trong thai kỳ. Các loại thịt lợn, gia cầm, cá cung cấp sắt heme (thành phần chính của huyết sắc tố cấu tạo nên hồng cầu) mà cơ thể dễ hấp thu hơn là sắt không heme có trong các thực phẩm như rau xanh, các cây họ đậu, ngũ cốc. Thêm một chút cá vào bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt dễ dàng hơn từ các thực phẩm khác trong bữa ăn của bạn
 
Chỉ cần tăng cường ăn uống thực phẩm giàu sắt là đủ
 
Đây là quan niệm sai lầm khá phổ biến. Trung bình cơ thể chỉ hấp thu 5% lượng sắt trong bữa ăn. Để hấp thu 2mg sắt cho cơ thể thì một bữa ăn phải cung cấp 40mg sắt.
 
Đó là điều khó đáp ứng được ngay cả với những bữa ăn tương đối đầy đủ chất. Điều này đã được chứng minh ở các nước tiên tiến như: Pháp, Thụy Điển… tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai vẫn vào khoảng hơn 10%.
 
Cách kết hợp dinh dưỡng để hấp thụ sắt tốt hơn
 
- Vitamin C có thể làm tăng khả năng làm hấp thụ sắt, nên bạn có thể uống viên sắt chung với nước cam hoặc nước trai cây và ăn nhiều rau xanh để thuốc được hấp thụ tốt hơn.
 
- Giảm trà và cà phê là 2 loại thức uống chứa nhiều tannin vì vậy không nên uống các loại thức uống này sau bữa ăn vì nó làm giảm hấp hấp thu sắt.
 
Những sản phẩm từ đậu nành và sản phẩm từ sữa cũng làm giảm lượng hấp thu sắt. Không hẳn là bạn phải cắt giảm hoàn toàn những thực phẩm này khỏi bữa ăn của mình mà lựa chọn thời gian thích hợp để ăn giúp chúng không làm giảm lượng sắt từ các thực phẩm giàu sắt.
 
Uống bổ sung viên sắt đều đặn xuyên suốt giai đoạn mang thai
 
Đây là lời khuyên của các bác sĩ và Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Bà mẹ nên dùng thêm viên sắt để tăng cường vi chất cho cơ thể và thai nhi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, các loại viên sắt làm từ muối sắt II cổ điển thường có vị tanh kim loại khó uống, ngoài ra còn gây ra một số phản ứng phụ như táo bón, nhuộm đen phân… Để tránh tình trạng trên, mẹ có thể dùng thử sản phẩm viên sắt Saferon - với thành phần chính chứa phức hợp sắt III Polymaltose. Nhờ công thức tiên tiến, Saferon có nhiều ưu điểm: hiệu quả điều trị cao; không ảnh hưởng tới dạ dày, ít gây táo bón; không tương tác với các thuốc có khả năng tạo phức chelate; không chuyển đổi màu răng và cảm giác dễ chịu khi sử dụng, không có vị tanh kim loại...
 
Điện thoại liên hệ: (08) 22 050 105
 
Thùy Minh