1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch

(Dân trí) - Trái tim từ lâu đã được coi là biểu tượng của tình yêu, lòng tận tâm và nguồn cảm hứng, nay nhờ các kỹ thuật y khoa tiên tiến, “cơ quan” nội tạng này mang một vẻ đẹp đầy chất nghệ thuật.

Những bức ảnh tuyệt vời dưới đây chính là các tác phẩm chiến thắng trong một cuộc thi ảnh khoa học do British Heart Foundation tổ chức:

 
 
Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch

Những người đứng đầu chiến thắng bao gồm tiến sĩ Gillian Gray, Megan Swim, và Harris Morrison đến từ trường đại học Edinburgh, với bức ảnh có nhan đề “Trái tim tan vỡ.”

Chỉ bằng những thiết bị như máy quét MRI, kính hiển vi, các chuyên gia đã “chộp” được trái tim trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn khác, làm nổi bật lên sự phức tạp và bí ẩn vốn có.

 

Tác phẩm của họ cho thấy cấu trúc 3D ấn tượng trái tim của một con chuột trưởng thành. Bức ảnh được chụp bởi một công nghệ mới có tên “chụp cắt lớp vi chiếu quang học” (OPT), phương pháp đang được các chuyên gia phát triển nhằm chẩn đoán và chữa trị những chấn thương sau đột quỵ.

 

 

Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch


Tiến sĩ Jana Koth, trường đại học Oxford đoạt giải Mending Broken Hearts với bức ảnh có tựa đề “Bị tóm trong mạng lưới.”

 

Tác phẩm mô tả mặt trước tim của một con cá ngựa vằn 2 ngày tuổi. Khả năng tự chữa lành vết thương tuyệt vời của những loài sinh vật này chính là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu. Kết quả, những điểm màu xanh lá đại diện cho tế bào cơ tim, màu đỏ và xanh dương là những thành phần cấu tạo nên cơ. Tiền thân của ống tim bắt đầu quá trình vòng lặp. Chúng bao gồm hai phần, tâm nhĩ lớn, mỏng (nơi máu đổ về), và tâm thất nhỏ, dày hơn (nơi máu rời đi).

 

 

Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch


Tiến sĩ Andrew Cobb, King College London cũng được đánh giá cao với tác phẩm “Trái tim của một tế bào”.

 

Đây là hạt nhân có hình dạng giống trái tim lấy từ tế bào cơ trơn trong mạch máu .Cơ trơn có tác dụng cố định hình dạng cho mạch máu. Những đốm xanh biểu hiện vùng DNA tổn thương, có thể là nguyên nhân gây nên hình dạng bất thường của đối tượng.

 
Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch
 
Bức ảnh “Điều gì đặt trái tim bạn lên đống lửa?” của tiến sĩ William Moody, đại học Birmingham, cho thấy trái tim của một người hiến thận khỏe mạnh. Công nghệ quét MRI đủ nhạy bén để phát hiện sớm sự hình thành sẹo, đồng thời nhận biết bất kì thay đổi nào sau khi phẫu thuật hiến tặng.

 

 

Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch


Tiến sĩ Yichuan Wen và David Leake đến từ trường Đại học Reading với tác phẩm “Sát thủ Cholesterol”.

 

Bức ảnh mô tả tế bào miễn dịch, hay còn gọi là các tế bào bọt, xuất hiện trong động mạch của những người bị xơ vữa động mạch.

 

Những đốm trắng biểu hiện cholesterol bị tóm gọn trong những tế bào bọt. Loại cholesterol này có khả năng biến đổi tế bào tạo ra những ảnh hưởng xấu, nguy cơ dẫn đến chứng đau tim, đột quỵ.

 

Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch
 

 
Bức “Nơi trái tim”, bởi Emma Kay từ Queen Mary, đại học Anh quốc cho thấy những tế bào bạch cầu tại trung tâm cảm biến vi khuẩn khi bắt đầu phản ứng miễn dịch. Các thụ thể (màu hồng) di chuyển từ tĩnh mạch (màu lam) tới các vi khuẩn thực hiện nhiệm vụ.

 

Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch

 

“Từ con đường ghồ ghề tới Tái sinh” của Andrea Caporali, đại học Bristol lại sử dụng kính hiển vi điện tử để mô tả phản ứng của một tế bào mạch máu trong môi trường bệnh tiểu đường. Hiểu biết áp lực của bệnh tiểu đường lên hệ thống tim mạch cũng như cách các tế bào biến đổi cấu trúc và hành vi giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra cách chữa trị hiệu quả hơn.

 

 

Bức “Spaghetti Junction”, chụp bởi Graeme Birdsey và tiến sĩ Anna Randi, cao đằng Imperial, Anh.


Bức “Spaghetti Junction”, chụp bởi Graeme Birdsey và tiến sĩ Anna Randi, cao đằng Imperial, Anh.

 

Hình ảnh kính hiển vi mô tả những đường mạch máu và các protein hỗ trợ cố định hình dạng tế bào. Chúng bao gồm sợ actin kéo dài (màu xanh) và mạng lưới vi ống dày đặc (màu đỏ).

 

 

Cuối cùng là bức “Chuồn chuồn”, chụp bởi Arianna Forrnili và Franca Fraternali,


Cuối cùng là bức “Chuồn chuồn”, chụp bởi Arianna Forrnili và Franca Fraternali,  Cao đẳng King Anh quốc. Tác phẩm minh họa chuyển động của hai mảnh myosin, một phân tử cực kì quan trọng tìm thấy trong cơ tim.

 

Các khung thời gian khác nhau của phân tử chuồn chuồn này được thể hiện đồng thời, cùng với phần gai đỏ có vai trò định hướng chuyển động.

 

Trang Trần

Theo DM