Nguy cơ với người từng sẩy thai

(Dân trí) - Thưa bác sĩ, em đã từng bị sẩy thai 2 lần rồi. Có phải người như em rất dễ sẩy thai lại không? Em rất hoang mang và lo lắng. Mong bác sĩ chỉ giúp em làm cách nào để tránh bị sẩy thai lại lần sau. Xin cảm ơn.

Trả lời:

 

Để việc mang thai được thành công, nhất là đối với những người đã từng bị sẩy thai trước đó cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng sinh hoạt và luyện tập.

 

Sự cố sẩy thai thường dễ xảy ra khi người phục nữ mang thai kể từ kỳ nguyệt san cuối cùng cho đến tuần thứ 20. Còn sau đó nguy cơ sẩy thai ở thai phụ sẽ giảm đáng kể.

 

Theo thống kê của Viện Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em Hoa Kỳ, ước tính có đến 50% phụ nữ bị sẩy thai là diễn ra vào giai đoạn này.

 

Sau đây xin đưa ra những lý do phổ biến khiến bạn bị sẩy thai.

 

- Do xuất hiện nhiễm sắc thể lạ trong sự phát triển của thai nhi.

 

- Do gien di truyền.

 

- Nguy cơ sẩy thai sẽ tăng cao đối với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 và nhiều hơn.

 

- Do cấu tạo khác thường của cổ tử cung, ví như tử cung đôi, u xơ tử cung, u tử cung. Trong những trường hợp này bạn thường dễ bị sẩy thai và được yêu cầu phẫu thuật sau đó.

 

- Do sự thay đổi hormon bất thường trong cơ thể người mẹ. Ví dụ như do một số căn bệnh gây nên như tiểu đường, buồng trứng có vách ngăn, sụt giảm progesterone.

 

- Rối loạn hệ thống miễn dịch.

 

Nếu bạn đã có "tiền sử" bị sẩy thai từ trước đó, để an toàn bạn nên nhờ đến sự chăm sóc và theo dõi của các bác sĩ sản phụ khoa. Và đừng quên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ với những công đoạn như thử máu (để kiểm tra sự bất thường trong hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ, hàm lượng hormon, sự khác thường của nhiễm sắc thể), siêu âm buồng trứng, xét nghiệm sinh thiết.

 

Có đến 60 - 70% số người đã bị sẩy thai đều có thể có khả năng mang thai thành công trở lại, hơn thế nữ nếu tìm ra được nguyên nhân tại sao bạn bị sẩy thai thì tỷ lệ thành công sẽ là rất cao khoảng 90%. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây để lần mang thai sau thành công:

 

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cân bằng. Chế độ ăn uống là nhân tố quan trọng hàng đầu và có tính quyết định đến quá trình mang thai an toàn, thành công của bạn.

 

- Bỏ thói quen hút thuốc lá ngay lập tức nếu bạn là người đã từng nghiện thuốc.

 

- Tránh hít phải khói thuốc lá, việc hít phải khói thuốc lá, đôi khi còn độc hại và nguy hiểm hơn việc hút thuốc lá trực tiếp.

 

- Không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia.

 

- Nên tập thể dục đều đặn, với hình thức luyện tập thật nhẹ nhàng và phù hợp như đi bộ, yoga.

 

- "Khống chế" trọng lượng cơ thể.

 

- Không ăn uống thực phẩm chứa cafein.

 

- Không nên tiếp xúc với loại hóa chất hay môi trường độc hại.

 

- Có thể bổ sung viêm sắt hay axit folic, tuy nhiên về điều này bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

- Nên khám thai định kỳ. Nếu có vấn đề về sức khỏe cần dùng thuốc, bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hay dùng thuốc.

 

- Nếu đã bị sẩy thai một lần, không nên ngay lập tức thụ thai lại, mà hãy đợi cho ít nhất là 2 -3 chu kỳ nguyệt san qua đi, rồi mới nên thụ thai lại.

 

Thu Hà

Theo MSN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm