1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nguy cơ ung thư do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực có thể gây viêm thực quản do các thành phần có trong dịch dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật… kích thích niêm mạc thực quản làm loét, teo hẹp và chảy máu thực quản.

Biểu
hiện của chào ngược dạ dày

Biểu hiện của chào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của các chất chứa trong dạ dày lên thực quản.

Bệnh được chia thành hai loại: trào ngược sinh lý và bệnh lý. Trong đó, trào ngược dạ dày bệnh lý thường để lại nhiều biến chứng nặng nề như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, chảy máu thực quản, viêm xoang, hen suyễn… thậm chí ung thư thực quản nếu không được chữa trị kịp thời.

Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, triệu chứng điển hình của bệnh là chứng ợ nóng, trớ, nuốt khó, nóng rát hoặc đau ngực, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, khàn giọng, đau họng, hôi miệng… Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm, ở tư thế nằm.

Nguy cơ tiềm ẩn

Bệnh có thể gây viêm thực quản do các thành phần có trong dịch dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật… kích thích niêm mạc thực quản làm loét, teo hẹp và chảy máu thực quản. Bệnh kéo dài sẽ làm cho niêm mạc thực quản bị ngắn do dần bị thay thế dần bởi niêm mạc dạ dày. Tình trạng này còn gọi là chuyển sản niêm mạc barrett với nguy cơ ung thư đoạn niêm mạc bị chuyển sản.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn gây co rút thực quản do xơ hóa vì viêm và viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do người bệnh hít dịch trào ngược vào đường thở khi nằm.

Cần điều trị lâu dài

Theo PGS.TS Trần Quốc Bình, Giám đốc Bệnh viện YHCT TƯ, trào ngược dạ dày thực quản là bệnh mạn tính, cần tích cực điều trị lâu dài ngay cả khi đã hết các triệu chứng.

Theo đó, người bệnh cần kiên trì có lối sống và chế độ ăn lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị: không thức quá khuya, ngủ nằm đầu cao hơn so với chân, đề phòng béo phì, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, kiêng bia rượu, các chất kích thích cũng như các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay…

Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh nên sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần từ các loại thảo dược lành tính.

Biểu
hiện của chào ngược dạ dày

Lá khôi tía

Từ xa xưa, Lá Khôi Tía đã được xem là một vị thuốc quý chữa các bệnh dạ dày được dùng phổ biến trong dân gian. Do có thành phần chính là Tanin nên Lá Khôi Tía có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn HP, làm se vết loét, kích thích lên da non, làm liền sẹo và đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm sự gia tăng axit dạ dày, giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kết hợp với một số thảo dược khác còn giúp bổ tỳ vị và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Thực phẩm chức năng DẠ DÀY NAM DƯỢC khai thác công dụng quý của LÁ KHÔI TÍA, cây thuốc được sử dụng lâu đời trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính. Sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.

CÔNG DỤNG:

CÔNG DỤNG:

- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính

- Giúp giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, có hội chứng kích thích dạ dày.

- Người bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu.

CÁCH DÙNG:

- Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 gói trước bữa ăn 1-2h hoặc khi đau.

- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Đợt dùng tối thiểu 2 tuần.

(*)Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG: 1900.63.64.68

Website: www.tribenhtieuhoa.vn

Giấy phép quảng cáo: 1541/2014/XNQC- ATTP ngày 10/9/2014.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.