1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Người bác sĩ 20 năm sống cùng vui, buồn của bệnh nhân hiếm muộn

(Dân trí) - PGS.TS Lê Hoàng chia sẻ, mỗi ngày ông đón nhận hàng trăm bệnh nhân với những nỗi niềm khác nhau, có những bệnh nhân còn rất trẻ đến với ông trong tình trạng sức khỏe sa sút, niềm tin và cả tài chính cạn kiệt sau hàng chục lần chuyển phôi ở nhiều nơi không thành công, hạnh phúc vợ chồng đứng trước nguy cơ tan vỡ; lại có người mất con sau tai nạn giao thông ước mơ cháy bỏng có một đứa con ở tuổi 53…

Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) chia sẻ, càng gắn bó với bệnh nhân, ông càng nhiều tâm tư, chia sẻ với những người phụ nữ, những gia đình thiệt thòi đã dành cả thanh xuân, thậm chí gần cả cuộc đời để tìm kiếm tiếng cười con trẻ trong gia đình.

“Nói về hiếm muộn, trong quan niệm của đa số người Việt Nam thì nó là một tình trạng khá nhạy cảm, không phải vì bệnh lý mà vì những quan niệm lạc hậu của xã hội, đặc biệt là những áp lực lên người phụ nữ, khiến họ tự ti, khổ sở rất nhiều, trong khi bản thân vô sinh nữ chỉ chiếm 50% nguyên nhân của tình trạng này. Vì thế, tôi cảm thông, chia sẻ với nỗi niềm của những người phụ nữ hiếm muộn và cũng hạnh phúc rơi nước mắt khi họ đậu trái ngọt”, PGS Hoàng nói.

“Người phụ nữ đó đến IVFTA trong tình trạng gần như tuyệt vọng, không còn gì để bấu víu cuộc sống. Người mẹ ấy đã 53 tuổi, mất con sau tai nạn giao thông khiến chị gần như sụp đổ hoàn toàn, khi đến với chúng tôi chỉ mong sao có một đứa con để làm nguồn sống".

Chúng tôi biết rằng đây là ca quá khó khi người mẹ đã lớn tuổi và không còn đầy đủ các điều kiện mang thai và sinh nở, tuy nhiên đứng trước mong ước quá lớn của người mẹ, chúng tôi đã bằng mọi cách áp dụng những kỹ thuật hiện đại nhất để có thể để điều trị cho chị, và cuối cùng chị đã có thai và sinh hạ hai bé 1 trai 1 gái khỏe mạnh”, PGS Hoàng chia sẻ.

PGS.TS.BS Lê Hoàng thăm hỏi sản phụ Trương Thị Hải Hằng (53 tuổi) sau cuộc vượt cạn đón cặp song sinh một trai một gái nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo ở Trung tâm hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA).
PGS.TS.BS Lê Hoàng thăm hỏi sản phụ Trương Thị Hải Hằng (53 tuổi) sau cuộc vượt cạn đón cặp song sinh một trai một gái nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo ở Trung tâm hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA).

Có bệnh nhân còn rất trẻ, đã phải trải qua nhiều lần làm IVF đến với IVFTA trong tình thế hết sức bi đát: sức khỏe sa sút, niềm tin cạn kiệt sau hơn 10 lần chuyển phôi ở nhiều nơi không thành công, hạnh phúc vợ chồng đứng trước nguy cơ tan vỡ. Chúng tôi phải tiến hành nhiều biện pháp để tìm nguyên nhân gây vô sinh như các xét nghiệm chuyên sâu trên cả vợ và chồng, phẫu thuật nội soi... Sau 7 lần tiểu phẫu và phẫu thuật các vấn đề khác nhau thì cô ấy có thai tự nhiên. Hôm nghe tin, tôi rớt nước mắt vì mừng. Đấy chỉ là 2 trong vô vàn những kỷ niệm chữa vô sinh mà tôi muốn nhắc lại”.

Mỗi bệnh nhân hiếm muộn đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Những hoàn cảnh ấy đều rất xúc động và đáng được quan tâm. Có thể họ đã từng thất vọng nhưng chưa bao giờ nguôi hy vọng. Và họ đã đến và đặt trọn niềm tin vào Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.

IVF thành công 80% ở phụ nữ dưới 30

PGS Hoàng cho biết, hiện tại, tỷ lệ IVF thành công của BVĐKTA là 80% ở nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi, tỷ lệ trung bình đạt 53% bao gồm các ca khó, bệnh nhân lớn tuổi...

Tuy nhiên, PGS Hoàng khẳng định sẽ còn phải nỗ lực hơn nữa, làm tốt hơn nữa, tiếp tục học hỏi để nâng cao trình độ cập nhật kỹ thuật mới cho các y bác sĩ cũng như đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng IVF theo tiêu chuẩn của các quốc gia tiên tiến, tăng tối đa tỷ lệ thành công, mang lại cơ hội làm mẹ cho những người phụ nữ mỏi mòn chờ tiếng cười con trẻ.

Sản phụ Trương Thị Hải Hằng (53 tuổi) và hai con song sinh một trai một gái đang được chăm sóc chu đáo tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội
Sản phụ Trương Thị Hải Hằng (53 tuổi) và hai con song sinh một trai một gái đang được chăm sóc chu đáo tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội

Theo PGS Lê Hoàng, mỗi môi trường làm việc sẽ mang lại cho bác sĩ những thuận lợi và thử thách riêng. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh không chỉ có những thiết bị tốt nhất, mới nhất, hiện đại nhất, chúng tôi còn có đội ngũ nhân lực đủ mạnh, thường xuyên được đào tạo cập nhật liên tục các kiến thức, kỹ thuật mới, kỹ năng mới từ chuyên gia ở trong và ngoài nước.

PGS Hoàng cho rằng, điều khiến ông tự hào nhất không chỉ về chuyên môn, kỹ thuật, mà tuyệt vời nhất chính là những đánh giá tốt của bệnh nhân khi đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Một dịch vụ tốt, với sự chăm sóc tận tâm, yêu thương giúp bệnh nhân có một tinh thần thoải mái, lạc quan và tin tưởng, tỷ lệ thành công cũng sẽ cao hơn.

Một ngày của bác sĩ Hoàng bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Nhưng ông có một liều "thuốc tăng lực" đặc biệt, đó là những tin vui 2 vạch, những ca sinh mẹ tròn con vuông được báo về rất nhiều mỗi ngày. Đó là một “liều thuốc tăng lực” đặc biệt để ông luôn sung sức đeo đuổi trên con đường tìm tiếng cười trẻ thơ cho các gia đình hiếm muộn suốt 20 năm qua và trong những năm tiếp theo trong cuộc đời người thầy thuốc của mình.

Người bác sĩ 20 năm sống cùng vui, buồn của bệnh nhân hiếm muộn - 3

Thầy thuốc Nhân dân PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) - đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân vô sinh hiếm muộn, mang đến cơ hội làm cha làm mẹ cho rất nhiều cặp vợ chồng.

Thầy thuốc Nhân dân PGS.TS.BS Lê Hoàng sẽ tham gia chương trình tư vấn “Vô sinh hiếm muộn - Gieo mầm hạnh phúc”, diễn ra từ ngày 5-10/9/2018. Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi tại đây.

Gia Bảo