Nấm da - Kẻ thù của dân thể thao
Người chơi thể thao thường xuyên luyện tập ra nhiều mồ hôi, dùng chung các vật dụng ở phòng tập, mang giày thể thao kín nên rất dễ mắc các bệnh nấm da, đặc biệt là nấm kẽ chân, nấm móng và lang ben.
Nấm da tấn công người chơi thể thao
Dân chơi thể thao thường xuyên mang tất và đi giày có thể là những nạn nhân của bệnh nấm kẽ chân do vi nấm Dermatophytes gây ra. Những đôi tất ᶩm, không được giặt sạch hoặc thay thường xuyên mà lại được ủ trong đôi giày kín cả ngày, với sự hỗ trợ của mồ hôi chân sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển, mà thức ăn hảo hạng chính là… làn da. Bệnh nấm kẽ chân thường bắt đầu từ kẽ ngón châŮ thứ 3, thứ 4. Đầu tiên, người bệnh thấy bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân. Dần dần, da kẽ ngón đỏ, có những mảng da bị ướt hoặc loét, chảy nước, đôi khi da bị nứt gây đau.
Ngoài việc gây tổn thương ở kẽ, nấm Trichophyton hoặc Candidš có thể gây ra căn bệnh nấm móng nguy hiểm. Những chiếc móng nhiễm nấm sẽ mất dần độ bóng, dày lên, gồ ghề, có đường rãnh. Móng có màu vàng hoặc trắng đục, trông như bẩn, dễ gãy, mặt dưới có nhiều bột vụn như là móng bị mủn ra.
Lang ben cũng là một mối đe dọa lớn đến những người chơi Ŵhể thao. Bệnh biểu hiện ban đầu là những đốm da màu trắng hoặc nâu xuất hiện ở mặt, cổ, lưng, sau đó lan dần ra những vùng da khác. Thủ phạm là vi nấm Pityrosporum ovale, vi nấm này ngăn cản sự hấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên vùng da nŨiễm nấm phơi bày ra ánh sáng sẽ có màu trắng, trái lại phần da nhiễm nấm được quần áo che phủ sẽ có màu sậm, đồng thời người bệnh có cảm giác châm chích ngứa ngáy rất khó chịu khi ra nắng.
Bệnh nấmĠda ngoài việc gây ngứa ngáy, khó chịu còn làm mất thẩm mỹ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống những người chơi thể thao. Nếu điều trị không triệt để, các vùng tổn thương do nấm da có thể gặp tình trạng bội nhiễm. Vi nấm còn rất dễ lây lan, mộŴ người mắc bệnh có thể lây nhiễm cho gia đình và tập thể. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh nấm da rất quan trọng.
Nguyên tắc phòng ngừa và điều trị bệnh nấm da
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn ThịĠBích Liên (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM), việc điều trị bệnh nấm da cần đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Phát hiện và điều trị sớm
Ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nấm da, người bệŮh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Với các bệnh nấm kẽ, lang ben… trên diện tích nhỏ, người bệnh có thể dùng kem bôi chứa Ketoconazole, Miconazole hoặc Terbinafine… để điều trị. Khi bị lang ben trên vùng da rộng, có thể dùng Ťầu gội đặc trị có chứa Ketoconazole 2% để gội và tắm trong 5 ngày liên tiếp để diệt tận gốc nấm.
Điều trị tận gốc để tránh tái phát
Người bị bệnh nấm da cần nghiêm túc tuân theo chế độ điều trị của bác sĩ: bôi, uống thuốc đúng hướng dẫn, đúng thời gian, đủ liều lượng. Ngay cả khi những triệu chứng của bệnh nấm da đã biến mất, người bệnh vẫn nên duy trì việc dùng thuốc theo đúng lộ trình điều trị để ngăn ngừa vi nấm sống sót và tái phát. Cần lưu ý, khônŧ nên sử dụng các loại thuốc trị nấm da có chứa corticoid vì dễ bị tác dụng phụ như làm teo da, rạn da và tạo cơ hội cho nấm phát triển nhiều hơn, khó chẩn đoán và điều trị sau này.
Áp dụng các biện pháp vệ sinh để loại b᷏ nguồn lây nhiễm
Quần áo nhiễm nấm cần được luộc trong nước sôi để diệt nấm. Nếu bị nấm chân, cần tránh đi giày và tất cho đến khi khỏi, để bàn chân được khô thoáng.
Quan trọng hơn, trong sinh hoạt hàng ngàŹ, mỗi người cần luôn phòng bệnh nấm da bằng việc giữ gìn lối sống vệ sinh sạch sẽ. Nên chọn trang phục rộng rãi, chất liệu mát, thấm mồ hôi. Quần áo, tất phải thay hằng ngày, và chỉ mặc những thứ đã được phơi khô thực sự, không được mặc đồ ẩm. Ngoài rš, nên tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế đồ ngọt và béo, chất kích thích.
Hà Phương
Tham khảo thêm thông tin tại đâyļ/p>
Chương trình được tài trợ bởi Janssen – Cilag Ltd