1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mách bố mẹ cách “giải mã” ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh

(Dân trí) - Khi khả năng ngôn ngữ còn chưa phát triển, cách giao tiếp duy nhất của trẻ chính là thông qua tiếng khóc và cử chỉ. Giải mã được những ngôn ngữ đặc biệt này sẽ giúp bố mẹ hiểu được mong muốn và vấn đề của con, từ đó chăm sóc bé được tốt hơn.

Mách bố mẹ cách “giải mã” ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh - 1

-Tiếng khóc gọi bố/mẹ: Khi trẻ ở một mình quá lâu và muốn gọi bố/mẹ đến bế, chúng thường sẽ khóc liên tục trong 5-6 giây rồi dừng lại khoảng 20 giây, để chờ xem hành động của bố mẹ. Trong trường hợp không thấy có kết quả, cách khóc ngắt quãng này sẽ tiếp tục được lặp lại nhiều lần, trước khi chuyển sang kiểu khóc liên tục.

-Khóc vì đói: Tiếng khóc vì đói thường ở dạng liên tục, trong lúc khóc trẻ cũng thường xoay đầu, và tạo ra âm thanh nhóp nhép.

-Khóc vì đau: Khi bị đau trẻ thường sẽ khóc rất to và đều, nếu trẻ có những lần khóc ré lên dữ dội chứng tỏ cơn đau đang tăng lên. Trong trường hợp trẻ bị ốm, tiếng khóc cũng có nhịp điệu tương tự nhưng sẽ không lớn bằng, bởi cơ thể trẻ đang mệt và không đủ sức để khóc lớn tiếng.

Mách bố mẹ cách “giải mã” ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh - 2

-Khóc vì chu trình sinh lý học bên trong cơ thể: Đầy hơi, buồn đi vệ sinh là những hiện tượng sinh lý bình thường đối với cơ thể nhưng vẫn có thể khiến một em bé cảm thấy khó chịu và gây khóc. Với trường hợp này trẻ thường khóc nhai nhải, kèm theo hành động nghiến răng.

-Khóc vì thiếu ngủ: Khi muốn đi ngủ nhưng lại không thể ngủ được vì một số lí do nào đó, trẻ sẽ khóc với giọng điệu như đang van nài, làm nũng. Tiếng khóc trong trường hợp này sẽ khá êm ái so với thông thường, kèm theo hành động ngáp và dụi mắt, tai.

Mách bố mẹ cách “giải mã” ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh - 3

-Cong lưng: Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, nếu trẻ cong lưng sau khi ăn xong, đồng nghĩa với việc bé đã cảm thấy no. Trong trường hợp bố mẹ thường hay thấy bé thực hiện cử động này trong lúc ăn, rất có thể là biểu hiện cảnh báo của việc bé sắp sửa nôn, trớ. Đối với trẻ trên 2 tháng tuổi, hầu hết các trường hợp trẻ thực hiện hành động cong lưng là thể hiện cho việc bé đang cảm thấy mệt mỏi hoặc tâm trạng không tốt.

-Xoay đầu: Đây là hành động mà trẻ dùng để trấn tĩnh hoặc thư giãn. Thông thường, trẻ sẽ thực hiện hành động này trước khi ngủ, hoặc trong trường hợp xung quanh bé toàn người lạ.

Mách bố mẹ cách “giải mã” ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh - 4

-Nắm vào tai: Trong hầu hết mọi trường hợp, hành động này chỉ đơn giản là cách trẻ đang khám phá cơ thể mình. Tuy nhiên, nếu trẻ vừa nắm vào tai, vừa quấy khóc và lặp đi lặp lại nhiều lần, tốt nhất bố mẹ nên mang bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

-Nắm chặt bàn tay: Hành động này là dấu hấu hiệu cho thấy trẻ đang bị đói.

-Nâng chân lên: Trẻ thường có hành động nâng chân lên khi bị đau bụng. Theo lý giải của các chuyên gia, đây là một cách để trẻ tự làm cơn đau dịu đi.

Mách bố mẹ cách “giải mã” ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh - 5

Minh Nhật

Theo BS

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm