Mắc bệnh tiểu đường nên và không nên ăn trái cây gì?
(Dân trí) - Mắc bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn trái cây gì, ăn như thế nào, ăn với lượng bao nhiêu để vừa kiểm soát tốt đường huyết, lại không bị thiếu chất thì không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một loại trái cây được xem là tốt cho người bệnh tiểu đường khi chúng đáp ứng được các tiêu chí: Giàu chất xơ hòa tan, giàu vitamin và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Với các tiêu chí trên, người bệnh tiểu đường có thể ăn được tất cả các loại trái cây theo mùa, nhưng cần ăn đúng cách, đủ lượng và cần nắm rõ những loại có thể ăn thường xuyên và loại nào cần hạn chế.
5 nhóm trái cây tốt nhất người tiểu đường nên ăn thường xuyên
1. Quả mọng: dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen
Tất cả các loại quả mọng đều hữu ích với người bệnh tiểu đường, đặc biệt là các loại quả được đề cập ở trên. Chúng là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa… đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
2. Trái cây có múi: bưởi, cam, quýt
Trái cây có múi như bưởi, cam, quýt... chứa nhiều chất xơ hòa tan giàu dinh dưỡng, vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Trong đó, nước ép bưởi còn có tác dụng giảm đường huyết nhờ tác động tương tự như insulin. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường nếu đang dùng nhóm thuốc statin để hạ mỡ máu thì không nên ăn bưởi gần với thời điểm dùng thuốc. Bởi điều này có thể làm tăng tác dụng phụ như tiêu cơ vân, độc cho gan, thận. Với các loại thuốc điều trị khác cũng cần uống cách xa thời điểm ăn bưởi ít nhất là 2 giờ để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc.
3. Quả giàu chất béo: bơ, oliu
Bơ là nguồn cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như magie và kali.
Tương tự như bơ, oliu cũng cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa, các vitamin A, E và sắt, kẽm, canxi. Bạn có thể sử dụng dầu oliu để trộn trong các món khai vị, như salat rau hoặc phết lên kèm bánh mì. Ngoài ra bạn có thể ăn trái oliu đóng hộp (chú ý lượng muối). Lưu ý dầu oliu dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên không dùng để chiên xào.
4. Ổi, táo, lê, đào
Ổi, táo, lê, đào đều có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin C, A và kali. Riêng táo còn có các hợp chất thực vật có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm kháng insulin, giúp giảm đường huyết.
5. Dưa hấu chứa nguồn vitamin dồi dào
Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, chất xơ, sắt, canxi, kali, magiê,.... Ngoài ra, dưa hấu chứa lycopene đã được chứng minh có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của insulin.
Mặc dù dưa hấu có nhiều nước nhưng lượng đường vẫn khá cao, do đó người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2 - 3 lát dưa hấu mỏng/1 lần.
5 loại trái cây dễ gây tăng đường huyết nếu không biết cách ăn
1. Sầu riêng, mít có nhiều đường
Các tính toán cho thấy, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon Cocacola hoặc một bát cơm trắng. Nếu bạn rất thích ăn loại quả này, chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi sầu riêng hoặc 2 - 3 múi mít.
2. Trái dứa chín rất ngọt
Dứa là một loại thực phẩm có lượng đường cao, đặc biệt khi chín dễ gây tăng đường huyết. Dù vậy, nhưng xét về góc độ bổ dưỡng thì dứa lại có nhiều lợi ích như giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, đồng thời có khả năng chống viêm tốt. Do vậy, người bệnh có thể ăn với số lượng ít/mỗi lần (nguyên tắc lòng bàn tay).
3. Xoài chín
Trên thực tế, xoài là một quả rất tốt với người tiểu đường. Mặc dù có chứa đường, nhưng người ta tìm thấy trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi để xoài quá chín sẽ dễ làm tăng đường huyết hơn xoài chưa chín kỹ. Mỗi lần ăn nhiều nhất là 1 má xoài nhỏ và ăn cách xa bữa ăn (có thể thay thế bữa phụ).
4. Chuối chín trứng cuốc
Trong các loại hoa quả, chuối là một loại có vị ngọt hơn hẳn, nhất là khi chuối chín kỹ (chín trứng quốc) đồng nghĩa với điều này là hàm lượng đường cũng khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả.
5. Vải thiều, nhãn
Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Mặc dù bổ dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn hạn chế. Có thể ăn 1 - vài quả, nhưng cần ăn quả tươi và ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.
Lưu ý cách ăn trái cây để đường huyết không tăng đột ngột
- Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp, bởi lượng đường trong trái cây đã bị cô đặc.
- Với những loại trái cây dễ tăng đường huyết, hoặc bạn ăn lần đầu tiên, nên đo đường máu trước ăn và sau ăn 2 giờ. Nếu có biểu hiện đường huyết tăng, nên giảm lượng hoa quả của bữa đó xuống.
- Trong một ngày không nên ăn nhiều bữa trái cây, mà chỉ nên ăn tối đa 3 lần vào các bữa phụ.
- Lượng trái cây ăn mỗi lần ăn không nên quá 150 gam hoặc chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Dùng TPBVSK Glutex giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn
Chế độ ăn uống (bao gồm cơm, ngũ cốc, trái cây…) ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết ở người mắc tiểu đường theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực - tùy theo cách ăn, lượng ăn và loại thực phẩm kết hợp trong mỗi bữa ăn.
Để việc kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng hơn, kể cả khi chế độ ăn được nới lỏng, nhiều người tiểu đường đã kết hợp sử dụng TPBVSK Glutex - chiết xuất từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng và thấy hiệu quả cải thiện đáng kể nồng độ đường trong máu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Điện thoại: 024.3775.9865 - 024.3775.9866
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh