Làm thế nào để xây dựng hệ miễn dịch cho thai nhi?

Mọi khiếm khuyết do không được chăm sóc tốt đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Một trong những khiếm khuyết đó là chế độ dinh dưỡng không hợp lý của người mẹ.

Giai đoạn bào thai là thời kỳ phát triển nhanh và nhạy cảm nhất của con người về cả ba phương diện: Thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch. Mọi khiếm khuyết do không được chăm sóc tốt đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Và một trong những khiếm khuyết đó là chế độ dinh dưỡng không hợp lý của người mẹ.

Chính vì vậy mà người Á Đông tính tuổi của con người từ lúc bào thai tượng hình trong cơ thể mẹ. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đó, tùy theo từng giai đoạn mà có cách chăm sóc khác nhau cho phù hợp.

Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, người mẹ mới thật sự nhận biết sự có mặt của đứa con trong bụng mình qua những dấu hiệu máy, đạp của bé. Đây cũng là giai đoạn thích hợp nhất để mẹ hỗ trợ bé hoàn thiện hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng chuyên biệt của chính bản thân mình. Bởi ngay sau khi được sinh ra, lượng kháng thể trong cơ thể trẻ bị giảm đi, hạn chế khả năng chống chọi bệnh tật của trẻ trong những năm tháng đầu đời, nhất là các trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ.

Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ như thế nào để hỗ trợ tối đa cho việc phát triển hệ miễn dịch là điều vô cùng quan trọng. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: “Do mối liên hệ chặt chẽ giữa mẹ và thai nhi nên khả năng miễn dịch của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cường, hỗ trợ của mẹ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ, cân đối của mẹ trong thời gian mang thai có tác động rất lớn đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ đã trang bị cho con vũ khí tốt nhất trong cuộc chiến với bệnh tật trong tương lai.

Thành phần dinh dưỡng trong lúc này không phải chỉ cần có số lượng, ăn nhiều, mà mẹ phải ăn có chất. Bà mẹ cần phải ăn đầy đủ các chất bột đường, dầu, đạm (có trong trứng, sữa, đậu hũ, thịt, cá, tôm, cua…), chất béo (có trong dầu thực vật, mỡ động vật…); chất xơ và các loại vitamin khoáng chất (có trong rau quả…). Do nhu cầu cao của thai nhi về các chất quan trọng kiến tạo não bộ, xương, hệ miễn dịch, đồng thời do tình trạng thiếu chất khi mang thai, thai phụ cũng cần bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng chuyên biệt, chẳng hạn như sữa”.

Một nghiên cứu lâm sàng với chứng cứ y học cấp độ 1 của Abbott cho thấy nhóm trẻ được bổ sung TPAN có lượng kháng thể cao gần gấp đôi so với nhóm bình thường. TS.Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết: “TPAN là tổng toàn bộ nucleotides. Trẻ bú mẹ hoặc được nuôi ăn với khẩu phần có TPAN sẽ tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, đặc biệt với vắc xin chủng ngừa viêm màng não (Hib) và vắc xin bạch hầu. Chất này cũng đảm nhận nhiệm vụ cung cấp năng lượng, kích hoạt vitamin B và các phản ứng chuyển hóa trung gian trong cơ thể, hỗ trợ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể”.

TPAN có rất nhiều trong thịt, gan động vật, cá và một số loại rau củ. Tuy nhiên, qua quá trình chế biến, vi chất này không còn đủ đáp ứng nhu cầu. Một giải pháp thay thế khá hữu hiệu hiện nay là uống sữa có bổ sung TPAN. Hiện nay trên thị trường, Similac Mom là loại sữa duy nhất dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú có bổ sung TPAN. Ngoài ra, Similac Mom còn được bổ sung FOS, giúp tăng khả năng hấp thu và tránh táo bón (có đến 50% bà mẹ mang thai mắc chứng táo bón), đáp ứng 100% nhu cầu acid folic chỉ trong 1 ly sữa, giúp hỗ trợ sự hoàn thiện não bộ thai nhi.

Đăng Lan