Làm thế nào để phẫu thuật thẩm mỹ an toàn, bền đẹp?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ là dịch vụ "hot" với người trẻ mà cả người ở độ tuổi trung niên.

Theo đó, các cơ sở thẩm mỹ xuất hiện ngày một nhiều, vậy làm sao để cuộc phẫu thuật được an toàn, bền đẹp?

Nhiều người chưa có cái nhìn đúng đắn và chưa chuẩn bị tốt cho bản thân trước khi tham gia phẫu thuật thẩm mỹ nên gặp phải những rủi ro rất đáng tiếc. Hiện nay, các dịch vụ nâng ngực, hút mỡ, cắt mí, nâng mũi… đều nhận được sự quan tâm rất lớn.

Làm thế nào để phẫu thuật thẩm mỹ an toàn, bền đẹp? - 1
Bác sĩ Đặng Duy Nam xem lại lịch hẹn sau giờ tư vấn cho khách hàng.

Nhằm giúp chị em có cái nhìn đúng đắn hơn và làm đẹp an toàn, chất lượng hơn, bác sĩ thẩm mỹ Đặng Duy Nam chỉ ra các tiêu chí nhất định phải áp dụng để lựa chọn đúng người, tránh rủi ro không đáng có.

Chỉ chọn bác sĩ có chuyên môn tại các bệnh viện lớn

Nâng ngực hay hút mỡ đều là đại phẫu phức tạp, cần được thực hiện tại các bệnh viện lớn và bác sĩ có chuyên môn. Điều này đảm bảo phán đoán nhanh và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình phẫu thuật, dù có gây ảnh hưởng tới sự an toàn hay không.

Trong thẩm mỹ, trình độ và tay nghề của bác sĩ sẽ quyết định 80-90% sự thành công của ca phẫu thuật. Số phần trăm còn lại phụ thuộc vào trang thiết bị và ekip chuyên nghiệp, có chuyên môn, nhạy bén.

Làm thế nào để phẫu thuật thẩm mỹ an toàn, bền đẹp? - 2
Bác sĩ trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho KH để đảm bảo chuyên môn và an toàn chất lượng.

Hiểu cơ bản về phẫu thuật thẩm mỹ để không bị "dắt mũi" bởi các "bác sĩ online"

"Có tìm hiểu và tổng hợp kiến thức cơ bản về phẫu thuật thẩm mỹ là cực kì cần thiết. Điều này giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn cũng như chọn lọc được thông tin "review" nào là đúng. Việc tham khảo ý kiến thực tế từ những người đã phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng là cần thiết. Nhưng các bạn cần chọn lọc thông tin cho tốt vì có nhiều "bác sĩ online" đang hành nghề ở khắp nơi" - bác sĩ Đặng Nam nhận định.

Nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân

Sức khỏe là yếu tố đầu tiên, quyết định bạn có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không. Có nhiều chị em rất "máu" làm đẹp mà bỏ qua vấn đề thể trạng cơ thể, như vậy rất nguy hại cho sức khỏe.

- Nếu bản thân đang mắc một số bệnh lý về u, tim mạch, huyết áp thấp, xơ gan, bệnh lý tuyến giáp, basedow… thì không được thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là đại phẫu như nâng ngực, hút mỡ. Với tiểu phẫu xâm lấn như cắt mí, nâng mũi cũng cần hội chuẩn, xem xét kỹ lưỡng.

- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt không được thực hiện phẫu thuật, vì dễ gây tình trạng đông máu, khó khăn cho việc cầm máu sau phẫu thuật.

- Xác định tâm lý rõ ràng, thoải mái khi quyết định "dao kéo". Có nhiều chị em hành động theo số đông, cảm tính, sau một thời gian cảm thấy không phù hợp thì hối hận, muốn tháo túi độn... Như vậy vừa tốn thời gian, tốn công sức lại hao tổn kinh tế.

Nhận thức đúng đắn về phẫu thuật thẩm mỹ

Có không ít chị em tham gia phẫu thuật thẩm mỹ với kỳ vọng quá cao. Nhiều chị em tưởng rằng ai phẫu thuật cũng đẹp như mơ ước. Một số trường hợp rất thành công nhưng bản thân chị em lại thấy không vừa ý.

"Tôi hy vọng các chị em hiểu được rằng, trong phẫu thuật thẩm mỹ chỉ có sự phù hợp, hài hòa chứ không có cái gọi là vẻ đẹp tuyệt đối. Hơn nữa, mỗi cơ thể khác nhau, cơ địa khác nhau thì không thể nào có cùng một trải nghiệm, cùng một kết quả giống nhau được. Nếu cứ mãi nhận thức rằng cứ làm là đẹp thì chẳng bao giờ bạn cảm thấy vừa lòng và hạnh phúc"- BS Đặng Nam nhấn mạnh.

"Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ mang lại sắc vóc mới mẻ, đẹp hơn cho chị em mà còn giúp các bạn trở nên tự tin và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến vấn đề đẹp thôi là chưa đủ. Trong phẫu thuật thẩm mỹ cần duy trì song song 2 yếu tố: Tính an toàn và tính thẩm mỹ. Trước khi quyết định lựa chọn một cơ sở, một bác sĩ nào đó để trao niềm tin, các bạn cần có những tiêu chí cho việc này để có kết quả tốt hơn. Đặc biệt, tránh đặt nặng vấn đề và kỳ vọng quá mức về một tiêu chuẩn nào đó cho cái đẹp"- bác sĩ Đặng Nam cho biết thêm.