1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Làm đẹp: Những phương pháp dễ "tiền mất tật mang"

Nhu cầu làm đẹp trở nên phổ biến và quen thuộc với nhiều người song phẫu thuật thẩm mỹ dường như vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với khá nhiều phương pháp làm đẹp rất mạo hiểm và gây tổn hại nhiều đến sức khỏe con người.

Làm căng ngực bằng cách bơm thêm mỡ...

Ngoài phương pháp nâng ngực bằng cách bơm silicon, biện pháp nâng ngực mới khá mạo hiểm hiện nay là bơm thêm mỡ vào ngực. Các chuyên gia phẫu thuật sẽ sử dụng hoá chất có tên là lipostabil để làm tan mỡ ở phần mông và đùi, sau đó sử dụng chính phần mỡ này làm “vật liệu” để bơm vào vùng ngực.

Ngoài ra, các chuyên gia phẫu thuật cũng có thể sử dụng một phương pháp làm căng ngực khác, đó là dùng hoá chất có tên gọi macrolane để tiêm thẳng vào ngực. Nhìn chung những phương pháp này đều được các bác sĩ nhận định là “nguy hiểm” bởi dù là hoá chất hay mỡ được đưa vào để nâng ngực đều gây cản trở rất lớn trong việc chụp, chiếu nhằm kiểm tra và phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Nó cũng có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở những người này sẽ trở nên khó phát hiện và ngăn chặn.

Tiêm hoá chất “tạo dáng” cho đôi chân

Mặc dù phương pháp làm đẹp này khá phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, song đây không phải là một phương pháp có thể coi là an toàn. Sau khi tiến hành phẫu thuật “cắt gọt” hình dáng bàn chân thon thả theo ý muốn, các bác sĩ sẽ tiêm vào chân của bệnh nhân những loại hoá chất nhằm giúp cho hình dáng đôi chân được căng, mịn hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro của phương pháp làm đẹp này là khá cao. Các vấn đề có thể xảy ra sau đó bao gồm: nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, sưng tấy... và cả những chấn thương lâu dài khác. Ngoài ra, đối với những người có cơ địa phức tạp, thẩm mỹ chân còn có thể gây biến dạng đôi chân.

Chống nếp nhăn trên da bằng phương pháp botox

Làm đẹp: Những phương pháp dễ "tiền mất tật mang" - 1


Loại hóa chất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để chống nếp nhăn là botox (một loại hoá chất cực mạnh, có tác dụng làm căng da). Đã có thời, botox được coi như một loại thần dược giúp thư giãn cơ và làm giảm nếp nhăn cho da. Song, ngày nay, khoa học đã phát hiện ra rằng botox thực chất là một chất độc.

Nó không thể giữ cho làn da căng mịn vĩnh viễn, mà chỉ mang lại những tác dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết tác dụng, các cơ sẽ bị nhão ra, các nếp nhăn sẽ trở lại, da chùng xuống, thậm chí có thể bị biến dạng. Nếu lạm dụng những hoá chất dạng như botox, có thể còn dẫn tới căn bệnh ung thư chết người.

Hút mỡ hoặc làm tan mỡ bằng hóa chất

Béo phì là điều không ai muốn, song, thực tế là rất ít người có thể giữ gìn cho mình một vóc dáng thon thả theo phương pháp tự nhiên. Để nhanh chóng trở nên “nhỏ gọn” hơn, không ít người sẵn sàng chấp nhận những cuộc phẫu thuật đau đớn với những chiếc xi lanh và dao kéo.

Ở phương pháp làm tan mỡ bằng hóa chất hiện nay, các bác sĩ sẽ sử dụng một chất hoá học có tên gọi lipostabil để tiêm vào các lớp mỡ trong cơ thể nhằm phá vỡ cấu trúc của khối mỡ thừa ở những khu vực cần làm đẹp. Điều này sẽ làm cho những khối mỡ ngừng “phát triển”. Song, đôi khi, nó không hề đơn giản đến như vậy.

Biện pháp làm tan mỡ bằng cách tiêm hoá chất có thể gây ra những đau đớn, hiện tượng sưng tấy, phù nề... cho cơ thể. Phần lớn những loại hóa chất dạng này không hề nằm trong danh mục các loại thuốc mà nhiều tổ chức y tế thế giới cho phép, chẳng hạn như chất lipostabil (không được FDA - tổ chức lương thực và thuốc của Hoa Kỳ- cấp phép sử dụng).

Kéo dài chân

Là một trong những phương pháp thẩm mỹ nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Với một thiết bị được tạo bởi một khung kim loại được gắn vào phần xương chân cần kéo dài, xương chân sẽ được kéo dài đến mức tối đa là 7 - 8cm, song điều này cũng gây không ít đau đớn cho người phẫu thuật.

Phẫu thuật kéo dài chân hiện được đánh giá là phức tạp, nguy hiểm và đau đớn vào bậc nhất của phẫu thuật thẩm mỹ. Nguy cơ lớn nhất mà bệnh nhân có thể gặp phải là nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí không may dẫn tới tàn tật.

Phẫu thuật bơm mông

Tương tự như phẫu thuật bơm căng ngực, silicon gel hoặc dung dịch đặc biệt cũng là những vật liệu chủ yếu được dùng để phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này mang lại không ít tốn kém và nguy hiểm, nhất là nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy, phù nề...

Xăm mắt, môi...

Làm đẹp: Những phương pháp dễ "tiền mất tật mang" - 2


Mặc dù việc xăm mắt, môi... ngày nay được tiến hành bằng nhiều loại thiết bị công nghệ cao. Những rủi ro cho con người được hạn chế phần nào, song theo các bác sĩ, đây không phải là phương pháp làm đẹp có thể lạm dụng, bởi khi về già, những nếp nhăn và xăm sẽ bị chùng xuống theo làn da, làm biến dạng các đường nét trên khuôn mặt.

Trị liệu bằng cách chiếu tia và hóa chất trên da

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, đây cũng là một biện pháp làm đẹp có ít nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do cơ địa mỗi người có sự thích ứng khác nhau đối với các loại thuốc và hoá chất. Đôi khi do không phù hợp, có thể dẫn tới những phản ứng của cơ thể đối với thuốc và việc trị liệu rốt cục không những không mang lại kết quả mà còn để lại những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Đã có không ít những rủi ro tương tự xảy ra trong thực tế, chủ yếu là những trường hợp bệnh nhân lột da mặt bằng tia laser và không may bị tổn thương.

Kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác nhau

Không ít người tự hỏi, nếu áp dụng đồng thời nhiều biện pháp thẩm mỹ trên một bộ phận của cơ thể thì rắc rối nào có thể xảy ra. Chẳng hạn như việc kết hợp giữa phương pháp kích thích ngực phát triển lớn hơn (mastopexy) và phương pháp nâng ngực bằng silicon, vốn là hai quá trình khác nhau, được tiến hành đồng thời.

Theo TS. Henry Kawamoto, một chuyên gia thẩm mỹ thuộc Trung tâm thẩm mỹ trường ĐH California – Los Angles, sự kết hợp theo cách này sẽ khiến tăng gấp đôi những vấn đề bất cập có thể xảy ra.

Cụ thể như với phương pháp nâng ngực và tăng kích thước ngực nêu trên, các bác sĩ phẫu thuật sẽ phải tiến hành đồng thời hai thủ tục, một là loại bỏ phần da thừa trên ngực trong quá trình tiến hành mastopexy, sau đó giữ lại phần da này cho cuộc phẫu thuật tiếp theo nhằm nâng ngực cao lên. Vấn đề là phương pháp này có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của bệnh nhân. Trong đó phải kể đến các nguy cơ như nhiễm trùng, mất cảm giác nơi đầu vú, không thể nuôi con bằng sữa mẹ như bình thường, nguy cơ bị lệch...

Theo Thành Vương
Sức khỏe & Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm