1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Không nên coi thường chứng đầy hơi, chướng bụng

Đầy hơi, chướng bụng thường xảy ra do rối loạn chuyển hóa hoặc do sự rối loạn lên men của sinh vật đường ruột….. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hiện tượng này rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

Khi nào đầy hơi, chướng
bụng cảnh báo bệnh dạ dày?

Khi nào đầy hơi, chướng bụng cảnh báo bệnh dạ dày?

Có khoảng 2-3ml không khí vào dạ dày và tích tụ lại trong ống tiêu hóa khi chúng ta nuốt hơi. Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa thức ăn cũng sinh ra một lượng hơi nhất định. Lượng hơi này sẽ được đẩy ra ngoài bằng động tác đánh hơi (trung tiện).

Tuy nhiên, ở những người bị đầy hơi, chướng bụng thì hơi bị tích tụ không ra ngoài theo đường hậu môn mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng gây ra triệu chứng ợ.

Có nhiều nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi như ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết, do ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng, do rối loạn bài tiết dịch mật , hoặc do loạn khuẩn đường ruột….

Đặc biệt, khi chướng bụng, đầy hơi đi kèm với các biểu hiện khác như đau bụng vùng thượng vị, đau xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, buồn nôn, nôn, chán ăn, ợ chua….thì rất có thể người bệnh đã bị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Cách nào “đẩy lùi” chứng đầy hơi, chướng bụng?

Để hạn chế chứng đầy hơi, chướng bụng, người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh… để giúp tống các độc tố trong đường tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày, đồng thời, nên hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá và đồ ăn chua, cay….

Trong các trường hợp đầy hơi, chướng bụng có nguyên nhân từ các bệnh lý đường tiêu hóa, người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Đặc biệt, những trường hợp được xác định là do viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh cần tích cực điều trị nhằm giải quyết các ổ viêm và phục hồi nhanh chức năng của dạ dày.

Để làm được điều này thì việc điều trị phải đảm bảo các yêu cầu: Giảm yếu tố gây loét, tăng cường yếu tố bảo vệ, tái tạo niêm mạc dạ dày và diệt trừ vi khuẩn HP, từ đó, làm lành dạ dày một cách nhanh chóng.

Ảnh minh hoạ: Lá
Khôi Tía là thảo dược quý cho người viêm loét dạ dày, tá tràng

 Lá Khôi Tía là thảo dược có tác dụng tốt với dạ dày

Một trong những giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn đó là sử dụng các sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính như Lá Khôi Tía, Nghệ Vàng, Bạch Truật, Ô Tặc Cốt….

Các loại thảo dược này khi được kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra tác dụng cộng hưởng, không chỉ làm trung hòa và giảm tăng tiết acid dạ dày giúp giảm chứng ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng mà còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, làm se vết loét, làm liền sẹo và giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.

Bên cạnh việc điều trị bằng thảo dược, người bệnh có thể kết hợp thêm biện pháp mát xa vùng bụng, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động của dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn.

Thanh Tuyền

Thực phẩm chức năng DẠ DÀY NAM DƯỢC hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính.

Sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.

CÔNG DỤNG:

CÔNG DỤNG:

- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính

- Giúp giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, có hội chứng kích thích dạ dày.

- Người bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu.

CÁCH DÙNG:

- Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 gói trước bữa ăn 1-2h hoặc khi đau.

- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Đợt dùng tối thiểu 2 tuần.

(*)Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG: 1900.63.64.68

Website: www.tribenhtieuhoa.vn

Giấy phép quảng cáo: 1541/2014/XNQC- ATTP ngày 10/9/2014.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.