Không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi

Trường Thịnh

(Dân trí) - Theo thống kê, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá ngày càng tăng cao và đa phần gặp ở trẻ em và phụ nữ.

Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở hai giới. Theo thống kê ung thư toàn cầu Globocan, năm 2020, tại Việt Nam tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới, chiếm 14,4%, và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này.

Ung thư phổi thường không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển hoặc di căn xa, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Khi được phát hiện và chẩn đoán sớm, bệnh nhân sẽ có cơ hội điều trị kịp thời để kéo dài thời gian và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngược lại nếu bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm là 9% (đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ) và 3% (đối với ung thư phổi tế bào nhỏ).

Không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi - 1
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu (Ảnh: TCI).

Khói thuốc lá - Nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi

Cho đến nay, khói thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến người sử dụng, khói thuốc lá còn gây hại đối với những người xung quanh.

Khi hút thuốc, người hút thường chỉ nạp vào cơ thể 20% khói thuốc, 80% còn lại (nảy sinh giữa những lần rít thuốc và tắt thuốc) được tản ra môi trường. Những người hít phải luồng khói này được coi là hút thuốc lá thụ động.

Khói thuốc lá gây ung thư theo nhiều cách, trong đó chủ yếu là làm hỏng DNA trong tế bào của cơ thể. Cụ thể, trong khói thuốc lá chứa hơn 5.000 chất hóa học với ít nhất 70 chất có thể gây ung thư. Khi khói thuốc xâm nhập vào cơ thể dù chủ động hay bị động, những hóa chất độc hại này sẽ tiến vào phổi và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm hỏng DNA bao gồm cả các phần DNA bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

Hóa chất trong khói thuốc lá cũng khiến tế bào khó tự sửa chữa hơn, tạo điều kiện cho tổn thương tích tụ. Theo thời gian, chính sự tích tụ các tổn thương DNA trong cùng một tế bào sẽ dẫn đến ung thư.

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 22 lần trong đời so với những người không hút thuốc. Tuy nhiên, những người không sử dụng thuốc lá nhưng tiếp xúc với khói thuốc thụ động ở nhà, nơi làm việc hoặc ở những nơi công cộng khác cũng có nguy cơ đối mặt với ung thư phổi, bệnh hô hấp mãn tính hoặc ung thư vú, các bệnh về tim mạch.

Không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi - 2
Những người tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong thời gian dài cũng có nguy cơ đối mặt với ung thư phổi, bệnh hô hấp mãn tính và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác (Ảnh: Adobe Stock images).

Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa ung thư phổi?

Sàng lọc ung thư nói chung giúp phát hiện mầm mống ung thư tiềm ẩn hay thương tổn tiền ung thư để điều trị sớm, với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong do ung thư. Hiện nay, ngành y tế đã có những biện pháp sàng lọc hữu hiệu đối với một số bệnh ung thư, ví dụ như khám lâm sàng và chụp Xquang tuyến vú trong sàng lọc ung thư vú, làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong sàng lọc ung thư cổ tử cung,...

Đối với ung thư phổi, để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh, bác sĩ CKII Trần Thị Minh Hằng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết phương pháp chụp cắt lớp vi tính đa dãy liều thấp đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội. Đây là hình thức chụp cắt lớp vi tính đa dãy không tiêm thuốc, với liều thấp (1,5 mSv so với thông thường là 8 mSv) đảm bảo giảm phơi nhiễm tia X, đồng thời có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ trong nhu mô phổi.

Do đó những đối tượng có tiền sử sử dụng thuốc lá lâu năm hoặc hút thuốc lá bị động trong thời gian dài cần thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những ảnh hưởng của khói thuốc đến cơ thể và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi - 3
Với những người ngoài 50, bác sĩ khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư phổi 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá nên đi tầm soát sớm hơn (Ảnh: TCI).

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế phát triển dịch vụ tầm soát sức khỏe chủ động với hệ thống hơn 100 gói khám xây dựng khoa học. Tại đây, khách hàng sẽ được trực tiếp thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị y khoa hiện đại hàng đầu và trải nghiệm dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.

Trong tháng này, TCI triển khai chương trình hỗ trợ người dân với ưu đãi tới 40% các gói tầm soát sức khỏe. Để biết thêm chi tiết về khuyến mãi, bạn đọc xem tại đây.

Thông tin liên hệ:

Cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 136 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài: 1900 55 88 96

Hotline: 0904 97 0909