Khỏe nhờ biết cách đọc nhãn hàng
(Dân trí) - Đi siêu thị, chúng ta thường chọn sản phẩm theo bao bì mà ít khi chú ý xem liệu nó có tốt và phù hợp với sức khỏe hay không. Chỉ cần chú ý thêm một chút, bạn sẽ trở thành người nội trợ thông thái.
Dưới đây là một số thuật ngữ mà các nhãn hàng thực phẩm nhập khẩu thường sử dụng:
- Light: chỉ chứa 1/3 lượng calo so với các sản phẩm cùng loại
- Fresh: Sống, chưa làm đông lạnh, chưa sơ chế và không sử dụng chất bảo quản
- Calorie free: ít hơn 5 calo trong mỗi khẩu phần
- Sugar free: ít hơn 0,5g đường trong mỗi khẩu phần
- Sodium free: ít hơn 5mg muối trong mỗi khẩu phần
- Fat free: ít hơn 0,5g chất béo trong mỗi khẩu phần
- Cholesterol free: ít hơn 2mg cholesterol trong mỗi khẩu phần
- Saturated fat free: ít hơn 2g chất béo bão hòa trong mỗi khẩu phần
- High: Cung cấp hơn 20% nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu hàng ngày. VD: "high fibre" – cung cấp 20% lượng chất xơ cho nhu cầu trong ngày
- Lean: Thịt được chế biến với ít hơn 10,5g chất béo, ít hơn 3,5g chất béo no và ít hơn 94,5mg cholesterol trong mỗi 100g sản phẩm
- Extra Lean: Thịt đã được chế biến với ít hơn 4,9g chất béo, ít hơn 1,8g chất béo no và ít hơn 94,5mg cholesterol trong mỗi 100g sản phẩm
- Less: Lượng muối, calo, chất béo, chất béo no hay cholesterol ít hơn các sản phẩm thông thường khác ít nhất là 25%
- Low: Cho mỗi 100g hay 3,5 ounce (đơn vị tính của Anh):
- Low sodium: dưới 140mg muối
- Low calorie: dưới 40 calo
- Low fat: dưới 3g chất béo
- Low saturated fat: dưới 1g chất béo no và chất này chỉ cung cấp tối đa là 15% calo
- Low cholesterol: lượng cholesterol là 20mg hoặc ít hơn, chất béo no tối đa là 2g
- More: Lượng dinh dưỡng nhiều hơn các nhóm sản phẩm cùng loại ít nhất là 10%.
Dựa vào những thuật ngữ in trên các nhãn sản phẩm này, bạn có thể lựa chọn cho mình những loại thực phẩm phù hợp với nhu cầu cơ thể cũng như hiện trạng sức khỏe của bản thân và gia đình.
Uyên Phương
Theo FDA