1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Khám bệnh không thể phân biệt giàu - nghèo!

(Dân trí) - “Dù thực hiện xã hội hóa thì trong khám chữa bệnh, về mặt chuyên môn không thể có phân biệt giàu- nghèo, phải đảm bảo công bằng tuyệt đối, chỉ khác nhau về cung cấp dịch vụ”, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương chia sẻ.

Công bằng trong khám chữa bệnh

Tại cuộc Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bảo hiểm y tế -bảo vệ sức khỏe toàn dân”. giao lưu trực tuyến do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức diễn ra sáng nay (28/8), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị xuyên cho rằng, chính sách xã hội hóa trong y tế đem lại quyền lợi rất lớn cho người bệnh vì trong điều kiện đất nước còn khó khăn, nguồn xã hội hóa vào bệnh viện và nhất là đầu tư trang thiết bị y tế giúp các bệnh viện có điều kiện để chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
 
Khám bệnh không thể phân biệt giàu - nghèo!


Tuy nhiên, một số bệnh viện cũng thực hiện xã hội hóa chưa phù hợp, dẫn đến một số bất cập còn tồn tại. Bộ Y tế cũng đã có các cuộc thanh tra chuyên về xã hội hóa, đã báo cáo Bộ trưởng để có chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện xã hội hóa làm sao theo đúng tinh thần chủ trương xã hội hóa mà Đảng, Nhà nước đã ban hành.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương chia sẻ: “Thời gian qua, xã hội hóa đã góp phần rất tích cực và hiệu quả vào vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì nguồn lực của nhà nước hạn chế, phải huy động nguồn lực trong dân. Để đạt được được này, cần phải thực hiện đúng quy trình, các quy định của nhà nước, Bộ Y tế ban hành. Hơn nữa, khi đã xã hội hóa phải thực hiện tốt dân chủ cơ sở, phải nói rõ cho dân biết, người dân được hưởng gì, được sử dụng các dịch vụ như thế nào và chi phí bao nhiêu để người dân tự lựa chọn. “Đặc biệt, dù thực hiện xã hội hóa thì trong khám chữa bệnh, về mặt chuyên môn không thể có phân biệt giàu- nghèo, phải đảm bảo công bằng tuyệt đối, chỉ khác nhau về cung cấp dịch vụ”, ông Hải khẳng định.

Thời gian chờ khám BHYT: 2 – 4 giờ đồng hồ

Nói đến khám bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT), nhiều người dân suy nghĩ mặc định là thời gian chờ đợi sẽ lâu, thủ tục nhiêu khê, lằng nhằng… Bộ y tế khẳng định, thời gian chờ đợi khám bệnh của người có thẻ BHYT ngày càng giảm xuống.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thời gian khám bệnh thẻ BHYT ngày càng được rút ngắn. Trước thắc mắc của người dân, cho rằng có những nơi thời gian chờ khám bệnh vẫn phải chờ 2 – 4 tiếng trong khi thời gian khám bệnh chỉ 2-10 phút, bà Xuyên cho rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Hiện tượng này xảy ra ở một số BV tuyến cuối ở HN, TPHCM, quá tải, vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định về cải cách hành chính trong BV. Nếu đi thăm một số BV như ở Phú Thọ, Bắc Ninh thì thấy rằng phòng khám đã được chỉnh trang tốt, thứ hai là bố trí phòng khám phù hợp, thứ ba là áp dụng công nghệ thông tin.

Bộ  trưởng Bộ Y tế đã có chỉ đạo rất quyết liệt, làm thế nào để tạo sự hài lòng cho người bệnh có thẻ BHYT, không phân biệt trong khám chữa bệnh giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ.

Tại BV Nhi Trung ương, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV cũng cho biết, thời gian chờ khám bệnh từ 3-4 tiếng hiện chỉ còn 1-2 tiếng, trừ những trường hợp đặc biệt, đòi hỏi xét nghiệm chuyên khoa sâu.

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cũng cho rằng, chúng ta nên nhìn khách quan hơn về thời gian khám chữa bệnh, không nên chỉ nhìn vào thời gian khám chữa bệnh chỉ 2-10 phút mà phải tính tổng thể về thời gian từ đăng ký đến chỉ định cuối cùng. Và thời gian qua, ngành y tế đã có những chuyển biến nhất định, những than phiền về thời gian khám chữa bệnh đã giảm nhiều.

Vượt tuyến phải tự chi trả!

Liên quan đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến T.Ư, theo ông Lê Thanh Hải, một phần nguyên nhân là do BHYT vẫn chi trả 30-70% khi bệnh nhân vượt tuyến. “Đây là một bất cập và nên thay đổi. Khi đã vượt tuyến thì phải tự chi trả, trừ trường hợp cấp cứu. Khi bệnh nhân cấp cứu đã ổn định sẽ chuyển xuống tuyến dưới để điều trị cho phù hợp. Còn nếu muốn điều trị ở bệnh viện trung ương thì phải chi trả cho giai đoạn điều trị đó”, TS Hải bày tỏ quan điểm.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Lương Sơn cho rằng, khi xây dựng Luật BHYT đưa ra cơ chế thanh toán vượt tuyến, trái tuyến để bảo đảm tốt quyền cho bệnh nhân. Với một số nhóm đối tượng do điều kiện khách quan, họ không thể đi đến đúng tuyến thì vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Trong lần sửa Luật này đã đề cập làm sao đưa điều trị trái tuyến vào đúng quỹ đạo, để phục vụ tốt người bệnh, tránh việc quá tải do đổ dồn lên các bệnh viện tuyến trên. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam số người khám BHYT tuyến hiện là hơn 90%, tuyến tỉnh là hơn 80% còn tuyến TƯ như Bệnh viện Nhi TƯ thì khoảng 70% còn nhưng bệnh nhân khám trái tuyến, vượt tuyến khi thanh toán thì đều sử dụng thẻ BHYT.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, trước khi ban hành Luật BHYT, BHYT mới chỉ bao phủ 46% dân số. Tới cuối 2012, BHYT đã bao phủ 67%. Người dân tham gia BHYT tăng nhanh, đặc biệt quyền lợi của người tham gia được đảm bảo và mở rộng nhiều.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật BHYT có một số vướng mắc chưa hợp lý cần chỉnh sửa, mục đích nhằm tăng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, với mục tiêu là phải đạt được trên 70% dân số tham gia BHYT vào năm 2015, và 2020 là trên 80% và chất lượng khám chữa bệnh của các BV phải được Như vậy thái độ của người dân, xã hội về BHYT là rất tích cực, tất nhiên có một số trường hợp người dân khi ốm đau mới mua BHYT mà chuyên môn gọi là “lựa chọn ngược”. Và trong sửa đổi Luật BHYT sắp tới chúng ta cần nghiên cứu để khắc phục điều này và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Tú Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm