Hiểu đúng về chất BPA trong sản phẩm nhựa

Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm.

Bisphenol A (BPA) tên gọi khác của 4,4’-dihydroxydiphenyldimethylmeth, công thức hóa học C15H16O2, khối lượng phân tử M=228,29.

 

BPA có một số tính chất: Chất bột hoặc tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 158 - 158oC, áp suất bốc hơi 0,2mmHg (ở 170oC).

 

Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm.

 

Ngay những tháng đầu năm 2006, trong khi một số tổ chức thuộc chính phủ Mỹ, Đức, hội đồng khoa học của Đại học Harvard nổi tiếng khẳng định BPA chỉ gây độc khi vào cơ thể với liều cao.

 

Cuối năm 2008, theo FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ), công bố các nghiên cứu rằng BPA an toàn khi được dùng trong các loại đồ hộp thực phẩm, kể cả bình sữa trẻ em. Tuy nhiên FDA cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm về tác dụng có hại của BPA.

 

Một số nghiên cứu cho rằng BPA có các tác dụng phụ có hại như:

 

- BPA biểu hiện khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú.

 

- Có khả năng gây đột biến nội tiết tố.

 

Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa được kiểm chứng cụ thể trên người. Cũng chưa có bằng chứng cho thấy BPA gây nguy cơ đau tim và đái tháo đường.

 

Tóm lại, không nên quá lo lắng, vì hiện nay ngay cả Mỹ (một nước có tiêu chuẩn về thực phẩm cực kỳ chặt chẽ) và đa số các nước trên thế giới vẫn cho phép sử dụng BPA. Không thể không dùng và từ bỏ tất cả các sản phẩm nhựa nhưng nên hạn chế nó ở mức độ có thể:

 

- Không dùng những đồ nhựa đã bị hư hỏng.

 

- Tránh cho chúng tiếp xúc với hóa chất trong đó có các chất tẩy rửa.

 

- Không nên cho trẻ nhỏ chơi đồ chơi bằng chất dẻo và nhựa, hạn chế dùng núm vú giả.

 

- Chọn sử dụng loại nhựa polypropylene (PP) thay thế nhựa polycarbonate. Bằng mắt thường, người dùng có thể chú ý một vài đặc điểm như:

 

Nhựa polycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA. Nếu dưới đáy bình có biểu tượng có nghĩa là chắc chắn bình làm bằng nhựa polycarbonate.

 

Trong khi đó, các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate. Bình sữa được làm từ nhựa polypropylene sẽ có chữPP hoặc biểu tượng ở dưới đáy bình.

 

Theo TS. Lê Thị Hồng Hảo

Trung tâm Kiểm nghiệm ATVSTP Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế/ SK&ĐS