1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hiểm hoạ hoá chất từ giấy gói thức ăn nhanh

Các món thức ăn nhanh không chỉ bị xem là thủ phạm gây ra béo phì mà còn là nguyên nhân gây ra các hiểm hoạ về sức khoẻ do hoá chất có trong thức ăn nhanh.

Trong hơn 3 thập niên qua, các chuỗi thức ăn nhanh đã sử dụng hoá chất để giữ các loại dầu mỡ không bị tràn ra khỏi giấy gói các món ăn nhanh như hamburger hoặc không bị tràn ra khỏi các thùng giấy trong khi vận chuyển.

Đến đầu năm 2000, một vài nghi vấn về sự an toàn đối với giấy bọc thức ăn nhanh đã được đặt ra. Người ta đã phát hiện ra một loại hoá chất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thức ăn hái ra tiền này mà không có sự giám sát bởi chính phủ các nước.

Các nhà khoa học đã xác định được hoá chất được dùng trong bọc thức ăn nhanh có tên perfluorinated (hay PFCs). Hoá chất này khi vào trong cơ thể người sẽ biến đổi thành một chất khác có tên PFOA hay axit perfluorooctanesulfonic (có công thức hoá học: C8HF17O3S). PFOA khi vào trong cơ thể sẽ dần dần phá huỷ các nội tạng như gan gây tổn thương. Ngoài ra, chất này cũng được cho là gây ung thư, và ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản và hoocmon của con người.


Nhiều người lo ngại các chuỗi thức ăn nhanh đã sử dụng hoá chất để giữ các loại dầu mỡ không bị tràn ra khỏi giấy gói các món ăn. (Ảnh minh họa)

Nhiều người lo ngại các chuỗi thức ăn nhanh đã sử dụng hoá chất để giữ các loại dầu mỡ không bị tràn ra khỏi giấy gói các món ăn. (Ảnh minh họa)

Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh trên thế giới bao gồm McDonald’s, Burger King đã cam kết không sử dụng các loại hoá chất trong thực phẩm. Tuy nhiên, một số nhà hàng vẫn sử dụng các loại giấy bọc thực phẩm có chứa các hoá chất để bảo quản thức ăn. Các loại hoá chất này chưa được xác định rõ tên tuổi nhưng các nhà khoa học vẫn quan ngại về tác dụng phụ của chúng. Không chỉ các cửa hàng thức ăn nhanh mà ngay cả Starbucks cũng đang sử dụng PFCs để bảo quản thức uống của mình, theo trang SCMP.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có rất nhiều loại hoá chất được dùng trong thức ăn nhanh để bảo quản chúng được lâu và những loại hoá chất này cần phải có một thời gian dài để có thể xác định được hoá chất ấy là gì. Điều này khiến cho các thực khách càng nghi ngờ hơn về việc trên các bọc thức ăn có ghi “PFOA-free” (không chứa PFOA). Vì nếu không có PFOA trong giấy bọc thức ăn nhanh thì rất có thể các hãng sử dụng loại hoá chất khác để bảo quản thực phẩm.

Tuy nhiên, điều càng gây ra thêm nhiều lo ngại về PFOA là chất flo, chất cấu tạo nên PFOA, đã được tìm thấy trong quá trình sản xuất thức ăn nhanh. Điều này cho thấy các công ty (hãng) thức ăn ăn nhanh dường như đang “cho phép” PFOA không chỉ trong giấy gói mà còn trong thực phẩm.

Ông David Andrews, một nhà khoa học cao cấp của Nhóm công tác môi trường, đồng tác giả nghiên cứu với các nhà nghiên cứu từ các cơ quan liên bang và tiểu bang Mỹ, các trường đại học và các tổ chức phi lợi nhuận khác nói rằng: “Chúng tôi không dám chắc về độ an toàn của các loại hoá chất mới được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Có quá nhiều sự lựa chọn và họ phải cảnh tỉnh về các loại hoá chất bảo quản ấy.”

PFOA và các hoá chất liên quan đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ để làm Teflon, sản phẩm lớp phủ chống dính tiên phong một thời của công ty hoá chất Mĩ DuPont và đồng thời cũng được dùng trong các sản phẩm tẩy bẩn khác. Các nhà sản xuất nói rằng các sản phẩm này “ít độc và nhanh đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn”.

Hội đồng Hoá học Mĩ nói rằng: “Bất kì chất bảo quản nào ngày nay là không cần thiết và không có lợi cho sức khoẻ và môi trường cho con người.” Ngoài ra, PFCs hay PFOA cũng được cho là có trong giấy tái chế.

Các cuộc thí nghiệm trên chuột đối với một loại hoá chất khác có tên là Gen X từ năm 2006 đến 2013 đã gây ra một số vấn đề tương tự như khi thí nghiệm PFOA.

Nhà nghiên cứu Laura Vandenburg từ đại học Massachusetts-Amherst nói rằng cần nghiên cứu thêm về các mối nguy hiểm của PFCs ở các mức khác nhau khi mọi người có thể tiếp xúc với các hóa chất. Nhưng công việc này có thể mất nhiều năm, một phần vì nhiều hóa chất được coi là bí mật thương mại và các nhà sản xuất không cần phải nói với FDA hoặc EPA khi chúng được sử dụng trong bao bì thực phẩm hoặc các sản phẩm khác.

Theo Pháp luật TP HCM