1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hết sợ biếng ăn!

Hiện nay, những tài liệu và thông tin khoa học từ báo chí, diễn đàn… trong chăm sóc biếng ăn cho trẻ đã trở nên phổ biến và phần nào giúp mẹ tự tin hơn. Thế nhưng, khi áp dụng những kiến thức lý thuyết này vào thực tế lại khiến mẹ đôi khi lúng túng trước muôn kiểu biếng ăn của con mình.

Hãy lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ Bác sĩ Thái Thanh Thủy - Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) và chuyên gia dinh dưỡng – Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Yến Phi để hiểu đúng và có cách xử trí khi con biếng ăn, mẹ nhé!

 

Muôn hình vạn trạng các kiểu biếng ăn

 

Mẹ Hải Yến (Buôn bán, ngụ Q.Tân Bình, Tp.HCM) tâm sự: "Con mình đã quen được ông bà bế đi khắp xóm từ bé nên giờ mình áp dụng biện pháp để bé vào khuôn phép thì bé bỏ ăn. Dù mình kiên nhẫn ngồi với con cả tiếng đồng hồ vẫn không khá hơn!"

 

Còn mẹ Ngân Hà (NVVP, ngụ Q. Đống Đa, Hà Nội) lại có nỗi khổ khác: “Con mình thì chỉ chịu ăn những món “độc” như cơm không chan nước tương, mì gói trong khi nhất quyết không chịu ăn thịt cá hay rau củ…”.

 

Biếng ăn là biểu hiện phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi

Biếng ăn là biểu hiện phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi

 

Bác sĩ tâm lý Thái Thanh Thủy phân tích:Khi bắt đầu tập đi, trẻ sẽ có xu hướng thích phám phá thế giới bên ngoài thông qua việc sờ, nắm, ngửi…. nên sẽ ăn ít hơn. Vì vậy, ngoài những nguyên nhân bệnh lý đặc biệt, còn thì biếng ăn chủ yếu là biểu hiện tâm lý phổ biến trong quá trình phát triển của trẻ.

 

Bác sĩ Thái Thanh Thủy – Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bác sĩ Thái Thanh Thủy – Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2

 

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi bổ sung thêm về khía cạnh dinh dưỡng: Khi thấy bé nhà mình ăn ít đi, mẹ khoan vội vàng kết luận rằng con bị biếng ăn. Mỗi trẻ có nhu cầu dinh dưỡng, ý thích và cách ăn uống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, quan trọng nhất để xác định trẻ có biếng ăn không phải là dựa vào số lượng thức ăn trẻ ăn được, mà miễn sao chiều cao và cân nặng của trẻ vẫn trong ngưỡng cho phép, dù trông bé đúng là có hơi “roi roi” so với lúc trước.

 

Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

 

Cùng con xử trí biếng ăn

 

Từ phân tích trên, hai chuyên gia tâm lý và dinh dưỡng đều có chung quan điểm: Mẹ hãy bình tĩnh, nhận định đúng thực chất vấn đề biếng ăn ở con, từ đó làm sao giúp con hào hứng hơn khi ăn và vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất trẻ cần.

 

Bác sĩ Thái Thanh Thủy hiến nhiều kế hay để mẹ và con thoải mái hơn trong giờ ăn. Trước hết, cần kiên nhẫn khi tập cho bé ăn những món lạ. Món này buổi đầu mẹ chỉ nên cho ăn một chút xen kẽ trong các món bình thường, nếu con muốn ăn nữa cũng dừng lại, để trẻ có cảm giác thèm và nhớ. Chẳng hạn: thêm ít bông cải vào món súp bé hay ăn, để ý đến biểu hiện của trẻ khi nếm món đó (thích thú hay nhăn mặt từ chối…) để thêm món đó vào bữa khác hoặc có cách tiếp cận khác.

 

Ngoài ra, nên sáng tạo những trò chơi khám phá cùng con trong mỗi bữa ăn như tìm thức ăn được cất giấu trong các loại hộp khác nhau,đố trẻ đoán xem thức ăn đó là gì, tạo điều kiện cho trẻ đoán đúng và khen con giỏi khi bé thắng cuộc.

 

Sáng tạo những trò chơi cùng con trong mỗi bữa ăn

Sáng tạo những trò chơi cùng con trong mỗi bữa ăn

 

Ngoài những băn khoăn về việc giúp con ăn vui, nhiều mẹ cũng thắc mắc làm sao đồng thời bảo đảm đủ dinh dưỡng cho con trong mỗi bữa. Như mẹ Lưu Mai Phương (NVKD, ngụ Q.1, TP.HCM) chia sẻ: "Từ khi được 1 tuổi, con ăn rất ít, trong khi con gái cô đồng nghiệp đồng tuổi lúc nào cũng ăn hết suất cơm một cách ngon lành. Mình không biết nên bổ sung dinh dưỡng cho con như thế nào mới đúng?".

 

Giải đáp vấn đề này, Bác sĩ Yến Phicho biết: mẹ cần nhớ rằngdinh dưỡng không khuyến khích mục tiêu nuôi trẻ “dư dư một chút để dành lỡ sau này trẻ bệnh hay suy dinh dưỡng”. Lời khuyên cho mẹ là phải biết cách tính toán về số bữa ăn, lượng thức ăn mỗi bữa, loại thức ăn tốt cho trẻ. Đặc biệt, nếu cung cấp vi chất không cân đối, thứ thì quá nhiều, loại thì quá ít cũng làm sự phát triển của trẻ bị sai lệch. Ví dụ, nếu thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ dẫn đến thiếu các men chuyển hóa chất bột đường trong tế bào, khiến chất đường thay vì chuyển thành năng lượng có ích thì lại tích thành mỡ, tăng nguy cơ béo phì trong tương lai.

 

Thế nên, nếu trẻ vẫn phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng thì mẹ cứ yên tâm nuôi trẻ theo các tiêu chuẩn thông thường, chỉ cần lưu ý một số điểm sau khi chuẩn bị bữa ăn cho bé:

 

- Dùng thực phẩm có cùng dưỡng chất thay thế: nhiều trẻ không thích ăn một số loại rau củ, mẹ có thể dùng loại có cùng dưỡng chất để thay thế như: thay bông cải bằng cà chua, nấm; thay bí đỏ bằng cà rốt…

 

- Cho trẻ ăn riêng các món trong bữa: không trộn lẫn các món mà bày riêng ra để tốt cho vị giác của trẻ, giúp bé cảm nhận mùi vị của từng loại thực phẩm. Cho bé ăn cơm trước, rồi đến thịt cá, canh rau sau cùng.

 

- Bổ sung dinh dưỡng đúng cách:Để yên tâm bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong quá trình khám phá thế giới thức ăn, mẹ có thể cho bé dùng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, chọn loại có đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu và vi chất mà cơ thể trẻ cần.

 

Đừng vội vàng nôn nóng, mẹ hãy cùng trẻ đi từng bước một, chậm mà chắc, để cùng vượt qua giai đoạn này một cách êm ả, củng cố thêm tình mẫu tử thắm thiết và bền chặt hơn nhé!

 

Friso Gold Pedia là dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bé biếng ăn của nhãn hàng Friso Gold. 2 ly Friso Gold Pedia mỗi ngày bổ sung đến 80% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về vitamin và khoáng chất mà bé biếng ăn thường thiếu hụt. Công thức Friso Pedia không cung cấp dư thừa năng lượng và “calo” rỗng. Đồng thời, phân bổ đường & đạm trong Friso Gold Pedia phù hợp hơn cho tăng trưởng và phát triển của bé biếng ăn.
 
Sáng tạo những trò chơi cùng con trong mỗi bữa ăn

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm