1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hầu hết thuốc giả là biệt dược

(Dân trí) - Từ năm 2005 đến nay đã có 15 vụ sản xuất và kinh doanh thuốc giả bị phát hiện và xử lý, trong đó có 4 vụ với số lượng lớn. Hầu hết các loại thuốc giả là biệt dược, nhập khẩu có giá trị cao và sử dụng công nghệ cao trong in ấn.

TS Cao Minh Quang- Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam cho biết: Sở dĩ nạn thuốc giả vẫn còn tồn tàn trên thị trường là do thủ đoạn sản xuất, thuốc doanh thuốc giả ngày càng trở lên tinh vi khó phát hiện. Các mẫu thuốc giả có có nhãn, bao bì đóng gói giống hệt với mẫu thuốc thật. Tình trạng mua bán lòng vòng hoá đơn không số lô thuốc gây khó khăn cho việc điều tra nguồn gốc, giai đoạn mà thuốc giả thâm nhập vào quá trình lưu hành thuốc. Bên cạnh đó, vì lo ngại thông tin về thuốc giả làm ảnh hưởng tới hoạt động uy tín của mình mà một số chủ sở hữu số đăng ký đã không chủ động thông báo cho cơ quan quản lý để cảnh báo với công chúng.

 

Theo ông Quang, mặt yếu của các đơn vị có chức năng quản lý dược đó là vấn đề xử lý các thông tin về thuốc giả còn quá chậm trễ cũng như chưa thiết lập được cơ chế quy trình thông tin giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

 

Ông Quang cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng thuốc giả lưu hành trên thị trường nước ta như: Tạo chính sách về quyền sở hữu, chống hàng giả song song với việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Có chính sách giá phù hợp để giảm nguy cơ nhập lậu thuốc do nguyên nhân chênh lệch thuốc giữa Việt Nam và các nước v.v...

 

Báo cáo từ Cục Quản lý Dược Việt Nam: Vừa qua,  4/15 vụ kinh doanh thuốc giả bị phát hiện và xử lý với quy mô và số lượng lớn là: Thuốc Ceng Fu Yen từ Malaysia và Clamoxy từ Trung Quốc. Công ty Anh Ngọc, nhà thuốc số 3 Hàng Cá- HN đóng gói và buôn bán thuốc giả: Trozime, Postinor, Acetaphen, Neotil, Cefuroxime, Terneurin H500, Erythromycin, Dexamethason.

 

Thanh Trầm