Hành trình đi tìm nụ cười của người mẹ trẻ có con bị ung thư
(Dân trí) - Khi con trai bị bệnh hiểm nghèo, chị Nguyễn Thị Hoài đã không thể cười được nữa, song bất hạnh đã cho chị lòng dũng cảm.
Tối 13/9/2017, trong căn nhà ven đường tỉnh lộ ở xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, bé Nguyễn Đức Minh ăn hết bát cơm vì bố mẹ hứa mai cho ra Hà Nội chơi nhà bác. Ăn xong thằng bé đang ngồi xem hoạt hình thì vô tuyến phụt tắt, cháy đen. Chị Nguyễn Thị Hoài lẩm nhẩm: "Hay là điềm dữ".
Trước đó chục ngày, chị Nguyễn Thị Hoài thấy con trai có hạch ở cổ giống quai bị. Đưa con đến bệnh viện huyện, bác sĩ chẩn đoán Minh bị viêm tuyến nước bọt nên cho thuốc uống một tuần. Chị Hoài tất tả mua thêm cao dán cho con nhưng cả chục ngày sau không khỏi nên chị tìm đến một phòng khám tư nhân. Bác sĩ ở đây khuyên chị cho con ra Hà Nội vào Viện Huyết học kiểm tra cho chắc chắn, nhớ mang theo quần áo vì có thể phải ở lại lâu.
Những tháng ngày tự trách mình
Tám năm trước, chị Nguyễn Thị Hoài làm đám cưới rồi sang Đài Loan xuất khẩu lao động để cải thiện kinh tế. Ở nơi đất khách, chị làm việc 17 tiếng mỗi ngày để tích cóp tiền bạc về quê mua đất, xây nhà và ổn định cuộc sống. Sức khoẻ chưa thực sự ổn định sau 6 năm bôn ba nước ngoài nhưng chị vẫn quyết định có một đứa con ngay lập tức để ông bà hai bên đỡ mong ngóng.
Bé Nguyễn Đức Minh ra đời năm 2014 trong sự vui mừng của gia đình hai bên. Chỉ có chị Hoài là lo lắng không yên vì con không được bụ bẫm, hay ốm vặt. Mỗi lần chăm con ốm, chị lại tự trách mình đã không kiên nhẫn chờ sức khoẻ ổn định rồi mới sinh con. Hai năm sau, Minh có thêm em trai, cuộc sống gia đình chị Hoài cũng dần ổn định. Hàng ngày chồng đi làm công nhân, vợ làm việc cho công ty chuyên về xuất khẩu lao động, thu nhập cũng đủ sống và có chút tiền để dành.
Trong hoàn cảnh mọi thứ tốt đẹp, bình yên như thế, chị Hoài chỉ mong "ra Hà Nội bác sĩ báo con bị quai bị nặng, cho thuốc uống thêm là khỏi".
Sáng sớm một ngày giữa tháng 9/2017, chị Hoài cùng chồng bế con chờ chuyến xe sớm ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Trên chuyến xe lèn chặt người ở Bắc Giang đến Hà Nội khám bệnh, vợ chồng chị không nói với nhau câu nào. Họ không ngờ chỉ buổi trưa ôm đó đã nhận được tin sét đánh: Con trai bị ung thư máu.
Nghe bác sĩ thông báo chị Hoài lả đi ở hành lang bệnh viện. Nước mắt cứ trào ra không một tiếng nấc, chồng chị tay bế con, tay dìu vợ ra xe về quê làm thủ tục chuyển viện. Bé Minh trong cơn sốt mê man đòi ăn kẹo, bác tài thì gắt: "Hai đứa đừng khóc nữa, có phải xe tang đâu".
Chị Hoài lại một lần nữa tự trách: "Mình đã sinh con ra không khoẻ mạnh lại không biết chăm nên bé mắc bệnh hiểm nghèo".
Từ khi con trai mắc bệnh hiểm nghèo, chị Hoài thường xem lại những bức ảnh cũ thời bé còn khoẻ mạnh.
Mẹ phải cười để là chỗ dựa cho con
Hai ngày sau, Minh trở thành bệnh nhân khoa Bệnh máu trẻ em của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Đưa con vào phòng bệnh, chị Hoài sững sờ khi xung quanh toàn các em bé đầu trọc, tay cắm ống truyền chỉ còn da bọc xương. Đứa ngằn ngặt khóc, đứa mệt lả ngủ gục trên vai bố mẹ. Chị không dám nghĩ tiếp những ngày tiếp theo ở viện sẽ thế nào.
Bác sĩ dặn chữa bệnh sẽ kéo dài cả năm nên chỉ cần vợ hoặc chồng ở lại, cần giữ sức chăm con lâu dài nhưng chồng chị không nỡ về. Đêm đó, hai vợ chồng thuê giường xếp ngủ ở hành lang. Chồng vắt tay lên trán nghĩ về 6 năm xa vợ đằng đẵng còn vợ ngồi ôm ngực nức nở. Thấy sữa chảy ra ướt đầm ngực áo chị Hoài mới nhớ đến đứa con trai út vẫn ở quê chờ mẹ về cho bú.
Ba tuần sau, Minh truyền hoá chất lần đầu. Trước đây nghe đến hoá chất là chị Hoài rùng mình vì biết rất độc hại. Mỗi giọt thuốc trên chai truyền nhỏ xuống là nước mắt người mẹ chảy ra. Đến lúc này chị mới chấp nhận sự thật con bị bệnh hiểm nghèo, mỗi ngày qua đi là một ngày chị lo sợ con không còn ở bên mình lâu nữa.
Sau mỗi đợt truyền hoá chất, chị Hoài lo lắng con không đủ sức chống chọi với hoá trị. Hàng đêm chị nằm đọc thông tin cách chăm sóc trẻ em mắc ung thư máu. Từ một người mẹ không hiểu nhiều về kiến thức y học, chị đã biết thế nào là bạch cầu tăng, hồng cầu giảm, vì sao con bị nấm miệng sau khi truyền thuốc... Chị còn ghi lại các lưu ý chăm sóc trẻ em tìm đọc được và viết những bức thư cho con trong đêm dài ở viện.
Những đoạn thư ngắt quãng, chị Hoài viết cho con để dịu đi nỗi cô đơn trong đêm dài ở bệnh viện.
Một buổi tối đang say mê tìm cách cải thiện sức khoẻ cho Minh, chị Hoài thấy video về người phụ nữ sống cùng ung thư tử cung 7 năm. Đọc về hành trình của bà Nguyễn Thị Duệ ở Ba Vì, Hà Nội chị đồng cảm và thấy được tiếp thêm sức mạnh. "Câu chuyện về một người phụ nữ thôn quê, làm vợ làm mẹ dù bị ung thư di căn nhưng vẫn lạc quan để vượt qua đau đớn, bệnh tật khiến tôi cảm động. Tôi quyết tâm gọi cho cô để hỏi về kinh nghiệm cải thiện sức khoẻ, chống chọi với bệnh ung thư".
Hai người phụ nữ chưa từng biết mặt, quen tên đã trò chuyện cả tiếng đồng hồ qua điện thoại. Điểm chung duy nhất kéo họ lại gần nhau là "cuộc chiến với bệnh ung thư". Bà Nguyễn Thị Duệ đã mang đến cho chị Hoài hai món quà quý giá: Tinh thần lạc quan để cùng con vượt qua những nỗi đau và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ GenK.
Chị Nguyễn Thị Hoài mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ GenK cho con trai sử dụng. Kết hợp uống GenK với phác đồ điều trị ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, bé Minh cứng cáp, bớt đau đớn mỗi lần hoá trị.
"Cô Duệ đã khóc khi nghe tôi kể về Minh. Cô dặn tôi phải vững lòng để làm chỗ dựa cho con. Con trẻ ngây thơ chưa hiểu về bệnh tật, cái chết nhưng nó hiểu bố mẹ buồn để khóc theo. Cô cũng dặn tôi nhớ mua ngay sản phẩm GenK cho Minh uống. Nghe lời cô tôi tìm hiểu thì được biết GenK là sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp, được công nhận có hoạt tính mạnh hơn cả các sản phẩm Fucoidan thông thường (kể cả các sản phẩm nhập ngoại), giúp người bệnh ung thư cải thiện sức khoẻ, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị bệnh. Thấy sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép tôi an tâm mua cho con dùng".
Trong khi hầu như các bạn nhỏ khác mỗi lần truyền hóa chất đều bị rụng tóc, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bị hạ hồng cầu hoặc tiểu cầu rất sâu, phải dùng thuốc kích cho tăng lên, đó là chưa kể trong quá trình điều trị rất nhiều bé bị giảm sức đề kháng, xâm nhiễm, nhiễm khuẩn thì con trai chị đã có một sự khác biệt rất rõ ràng, chị biết rất rõ rằng đó là may mắn của con so với các bạn để con có được sức khỏe như hiện nay.
Người mẹ trẻ không còn than trách bản thân, số phận. Cuộc nói chuyện với người phụ nữ xa lạ khiến chị hiểu "bệnh tật không chừa một ai, nếu không may vào con mình thì cố gắng sống chung với nó". Đợt truyền hoá chất cuối của Minh, chị Hoài mua thêm truyện tranh, sách tập tô màu, đồ chơi cho con.
Mỗi lần con kêu đau, chị Hoài vừa xoa bóp tay chân cho thằng bé vừa kể cho con nghe những câu chuyện về "Chú lính chì dũng cảm", "Cuộc phiêu lưu của Tí Hon" để thằng bé hiểu thêm về lòng can đảm. Minh hay mếu máo đòi uống nước ngọt, ăn bim bim, xúc xích nhưng chỉ cần mẹ nhắc nhẹ nhàng: "Đồ ăn có hại cho sức khoẻ, con sẽ khó khỏi bệnh, không được về nhà chơi với em Lâm" là thằng bé nín ngay. Cảm nhận được niềm vui của mẹ, thằng bé chịu khó ăn, chăm uống nước hoa quả và uống thêm GenK mỗi ngày để mau được về nhà với bố và em trai.
Ước mơ được đi máy bay
Tháng 11/2018, Minh được về quê sau một năm ròng rã bán trú ở Viện Huyết học. Chị Hoài quyết định mua cho hai con vài bộ quần áo mới để cả nhà vào Đà Nẵng chơi. Lần đầu tiên, Minh được thực hiện ước mơ đi máy bay lại còn được ngắm biển, thăm nhiều cảnh đẹp. Về nhà, Minh đi học trở lại, ngày nào cũng tíu tít khoe đã biết thêm nhiều bài thơ, vẽ được bức tranh đẹp. Nhắc đến chuyện đi viện kiểm tra, thằng bé cũng không mếu máo như trước.
Gia đình chị Hoài trong chuyến đi du lịch Đà Nẵng đầu năm 2019 để thực hiện ước mơ đi máy bay của bé Minh.
Chị Hoài cười tươi khi cầm trên tay kết quả kiểm tra thông báo con trai đã lùi bệnh. Thằng bé hứa sẽ ăn ngoan, học giỏi để mẹ cho đi du lịch nhiều nơi nữa. Còn người mẹ sau cơn bão tưởng như đã gục ngã, chị đứng dậy đối diện với nỗi đau và mỉm cười ngắm bình minh mỗi sớm mai. Những lời chị viết cho con cũng như nói với chính mình:
"Con sẽ là một cậu bé mạnh mẽ nhất mẹ từng thấy. Bố mẹ cũng sẽ làm hết tất cả những gì có thể tốt nhất cho con, sẽ cố gắng dành thật nhiều thật nhiều tình cảm, tình thuơng yêu cho con. Mong rằng tình thuơng yêu sẽ giúp con của mẹ có thêm sức mạnh chiến đấu bệnh tật vượt lên số phận".
Nhưng trên hết, từ cái tâm và đáy lòng mình, đã từng là một bà mẹ có con nhỏ bị ung thư máu, chị Hoài hiểu tâm trạng đau đớn, hoang mang, lo lắng của những cha mẹ trẻ có con nhỏ bị ung thư, chị cũng hiểu nỗi khát khao và nhu cầu có được người một ai đó đồng cảm để được chia sẻ cảm xúc, chia sẻ kinh nghiệm, những kiến thức và giải pháp đúng theo khoa học để có thể vững tin hơn cùng con chiến đấu với bệnh tật, để con có được sức khỏe về cả tinh thần và thể chất tốt nhất khi điều trị. Chi là Nguyễn Thị Hoài, thôn Hồ, xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang, (điện thoại 0987721911 hoặc 0979581385).
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể được tư vấn trực tiếp về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GenK STF, hoặc chia sẻ câu chuyện của mình để lan tỏa khát vọng sống đến nhiều người hơn nữa qua Tổng đài miễn cước 1800 6808 hoặc số hotline 096 268 6808 (gặp chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Thanh Hà).
Website: https://genk.com.vn
Lắng nghe ý kiến chia sẻ của chuyên gia về Sản phẩm GenK STF đã được đưa tin trên sóng truyền hình VTC tại đây: