Giải pháp thoát khỏi nỗi ám ảnh kháng sinh và nhập viện mùa bệnh hô hấp
(Dân trí) - Bệnh hô hấp đã vào mùa, các bậc cha mẹ lại vô cùng lo lắng trước hàng loạt nguy cơ đe dọa sức khỏe của trẻ, đặc biệt là việc phải sử dụng kháng sinh, phải nhập viện và cả nguy cơ lây nhiễm chéo khi điều trị nội trú.
Những nguy cơ có thể cha mẹ không ngờ đến
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung Ương, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn hiểu lầm về khái niệm "trong lành". Chúng ta thường đóng cửa để ngăn khói bụi ô nhiễm từ ngoài bay vào nhà. Tuy nhiên, virus, vi khuẩn hay các loại nấm mốc thì vẫn luôn tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt. Việc đóng cửa liệu có phải là biện pháp tránh ô nhiễm từ ngoài vào không, hay lại khiến không khí trong nhà không được lưu thông, là môi trường tốt cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, cha mẹ có thể thấy con đi học thì dễ mắc bệnh hơn khi con ở nhà, do tiếp xúc gần với bạn học đang mắc bệnh.
Nhiều gia đình vẫn có thói quen tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh khi bị ốm. Không thể phủ nhận kháng sinh sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh nhưng cần phải được sử dụng đúng cách.
Việc tự ý cho con uống kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Sử dụng sai thuốc khiến bệnh của con không khỏi, gây mệt mỏi và giảm sức đề kháng tự nhiên của con. Tình trạng kháng với kháng sinh hay còn gọi là nhờn thuốc khiến việc điều trị bệnh trở nên vô cùng khó khăn, bệnh có thể sẽ tiến triển nặng hơn rất nhiều và trường hợp xấu nhất là tử vong.
Ngoài những bệnh đường hô hấp, vẫn còn những bệnh phổ biến ở trẻ như sởi, thủy đậu, quai bị, rubella… Những bệnh này đều có khả năng lây nhiễm do virus khi tiếp xúc gần. Vì thế nên con cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế cũng là rất cao.
Làm sao để con “cai” kháng sinh và ít phải đi viện?
Cha mẹ chỉ nên dùng kháng sinh khi con có dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao, khó thở, tức ngực…và phải có chỉ định của bác sĩ. Còn đối với các triệu chứng bệnh nhẹ thì trẻ cần được giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên như uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước chứa vitamin C, nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, thanh lọc không gian để ngăn bệnh phát triển nặng hơn.
Thật tuyệt vời nếu cha mẹ có thể giúp con phòng bệnh thật tốt, có một sức đề kháng khỏe để giảm nguy cơ nhập viện. Tuy nhiên, nếu cần phải đến bệnh viện, phòng khám đông đúc thì cha mẹ cũng nên giúp con giữ khoảng cách với những người xung quanh để tránh bị lây nhiễm chéo. Ngoài việc khử trùng, sát khuẩn thì một số bệnh viện và phòng khám cũng đã trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ làm sạch môi trường, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây các bệnh qua đường hô hấp.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung Ương, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh khuyên các gia đình cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, mở cửa để không khí trong nhà được lưu thông. Trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, gia đình có thể sử dụng thêm các thiết bị có màng lọc để hỗ trợ lọc không khí ở trong nhà mỗi khi cần phải đóng cửa.
Do mức độ ô nhiễm không khí đang ngày một tăng, chiếc máy lọc không khí là một giải pháp phù hợp với mọi điều kiện sống, đặc biệt là khu vực mật độ dân số cao, khu công nghiệp hoặc mặt đường. Hiện nay, có những dòng máy có thể khắc phục được hết các vấn đề kể trên nhờ được tích hợp nhiều loại màng lọc tiêu chuẩn. Các dòng máy lọc không khí Airko được tích hợp những công nghệ hiện đại nhất như màng lọc HEPA, than hoạt tính, ion âm... loại bỏ được nhiều loại bụi có kích thước siêu nhỏ, nấm mốc, vi khuẩn.
Có thể nói, môi trường không phải yếu tố duy nhất nhưng lại là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định việc trẻ có nguy cơ mắc bệnh hay tái phát bệnh không. Cha mẹ hãy bảo vệ con ngay từ chính bầu không khí mà con hít thở mỗi ngày.