Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi túi mật
(Dân trí) - Sỏi túi mật là bệnh đường tiêu hóa phổ biến, tiến triển âm thầm với dấu hiệu đau, sốt, đầy chướng không rõ ràng nên dễ nhầm với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Khi các triệu chứng rầm rộ cũng là lúc biến chứng xảy ra, khiến người bệnh đối diện với nguy cơ cắt túi mật. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết để hiểu về bệnh sỏi túi mật.
Sỏi túi mật là gì, có nguy hiểm không?
Sỏi túi mật là những viên sỏi hoặc bùn mật nằm trong túi mật, được hình thành do sự mất cân đối những thành phần trong dịch mật hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Thành phần chủ yếu của sỏi túi mật là cholesterol. Hình dạng, kích thước sỏi rất khác nhau có người chỉ có 1 viên sỏi nhưng cũng có người có cả đám sỏi trong túi mật.
Khi sỏi làm cản trở hoặc tắc nghẽn dịch mật hay mắc kẹt ở cuống mật (cổ túi mật nối từ túi mật với ống mật chủ) có thể gây ra những triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật cấp tính, viêm đường mật, viêm tụy cấp...
Dấu hiệu nào giúp nhận biết sỏi túi mật?
80% người mắc sỏi mật không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí nhiều trường hợp mắc bệnh cả chục năm cũng không hề biết, họ chỉ vô tình phát hiện bệnh khi đi khám. Khi sỏi di chuyển, cọ xát, hoặc phát triển về cả kích thước và số lượng làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, người bệnh sẽ gặp phải:
- Đau quặn vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị. Cơn đau thường khởi phát đột ngột có thể hết sau vài phút hoặc kéo dài đến vài giờ. Đau do sỏi mật thường xuất hiện sau bữa ăn và tái phát nhiều lần.
- Vấn đề về tiêu hóa: Chướng bụng, chậm tiêu, buồn nôn hoặc nôn ói có thể xuất hiện cùng lúc khi đau. Đôi khi triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh dạ dày.
- Vàng da: Sỏi túi mật ít khi gây vàng da, trừ khi sỏi lọt xuống ống mật chủ làm tắc mật. Mức độ vàng da cho thấy tình trạng tắc mật của người bệnh nặng hay nhẹ.
Trong những cơn đau cấp do viêm túi mật nhiều người còn bị sốt cao ớn lạnh kèm nôn ói, chán ăn; túi mật căng to có thể sờ thấy.
Điều trị sỏi túi mật như thế nào?
Các thuốc hóa dược rất khó để làm tan sỏi. Tuy nhiên một số bài thuốc đông y lại có khả năng giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải sử dụng kiên trì kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng trong các trường hợp chưa có chỉ định mổ. Còn với các trường hợp biến chứng sỏi túi mật cấp tính, phẫu thuật có thể là cần thiết.
- Dùng thuốc tan sỏi đường uống (ursodeoxycholic acid và chenodeoxycholic acid): chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol, chưa bị vôi hóa và túi mật còn chức năng. Tỷ lệ tái phát sỏi khi sử dụng trên 50% sau thời gian 5 năm ngừng điều trị.
- Các phương pháp khác như: tán sỏi bằng laser ngoài cơ thể hiện tại gần như không sử dụng chữa sỏi túi mật vì hiệu quả không cao.
Khi nào cần mổ cắt túi mật?
Câu trả lời chính xác cho vấn đề này là không phải cứ sỏi to là mổ còn sỏi nhỏ thì không, mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chức năng túi mật, triệu chứng mắc phải, sỏi đã gây biến chứng hay chưa?...
Thông thường, nếu sỏi túi mật “im lặng”, chưa cần mổ. Ngược lại, nếu sỏi thường xuyên gây đau viêm, thành túi mật dày, mất khả năng co bóp, sỏi quá lớn, quá nhiều chiếm ⅔ thể tích túi mật hoặc sỏi lọt vào cổ túi mật có nguy cơ tắc mật, viêm túi mật cấp tính… sẽ được chỉ định mổ cắt túi mật nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác.
Sỏi túi mật nên ăn gì - kiêng gì?
- Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo như phủ tạng động vật, đồ ăn chiên rán vì chúng làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật, tăng kích thước sỏi.
- Ăn đủ bữa: do thói quen bỏ qua bữa sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi mật và biến chứng do sỏi. Vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng ăn đầy đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, chất xơ giúp cho tiêu hóa tốt hơn, giảm hấp thu cholesterol.
- Ăn uống hợp vệ sinh, tẩy giun định kỳ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do ký sinh trùng.
Đông y có bài sỏi túi mật có hiệu quả không?
Đông y có nhiều lợi thế trong việc bào mòn và tăng khả năng tống xuất sỏi túi mật, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật...
Trong đó 8 thảo dược quý gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, không chỉ mang lại hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng, phòng biến chứng, bào mòn sỏi mật, mà còn giúp phòng ngừa tái phát sỏi sau phẫu thuật.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - dùng cho người sỏi mật
Với 8 thảo dược quý, Kim Đởm Khang sử dụng thích hợp cho người:
- Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật
- Viêm đường mật, viêm túi mật
- Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.
- Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
P.V