Ghét nghe tiếng nhai nhóp nhép là một bệnh!
(Dân trí) - Những âm thanh nhóp nhép của ai đó nhai kẹo cao su gần bạn có làm bạn sôi máu? Hóa ra, không phải mình bạn đâu và có một lý do khoa học giải thích cho điều này.
Nếu bạn thấy những tiếng nhóp nhép thật đáng ghét thì có lẽ bạn nên đi khám xem có phải mình đang bị bệnh misophonia. Bạn chưa bao giờ nghe đến bệnh này ư? Đó là một sự bất thường ở não bộ - nó khiến bạn ghét các âm thanh phát ra khi ăn, nhai, thở và thậm chí là cả tiếng bút lách cách.
Mặc dù các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đặt thuật ngữ misophonia vào năm 2001 nhưng cộng đồng y khoa luôn nghi ngờ tính chính thống của căn bệnh này. Nhưng với nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí Current Biology vào tháng 2/2017, chúng ta có thể khẳng định rằng tiếng ồn có thể làm hỏng cuộc sống của ai đó.
Một nhóm các nhà nghiên cứu ĐH Newcastle (Anh) đã chụp MRI não bộ những người mắc hay không mắc chứng bệnh misophonia trong khi nghe 1 âm thanh.
Các âm thanh họ nghe sẽ từ trung tính (như tiếng mưa, tiếng nước sôi), đến không vui vẻ (tiếng trẻ khóc hay người hét) và cả những âm thanh được kích cường độ (tiếng động phát ra khi ăn, thở).
Kết quả cho thấy: các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những thay đổi đáng kể ở hoạt động của não bộ những người bị misophonia khi họ nghe những âm thanh nhưng tiếng động phát ra khi thở, ăn.
Hóa ra, những người bị misophonia đã có sự phát triển khác biệt ở phần thùy não trước, làm cho bộ não của họ phản ứng tiêu cực với những kích động âm thanh này. Nó cũng làm họ toát mồ hôi và tăng nhịp tim.
“Tôi hy vọng điều này sẽ giúp trấn an các bệnh nhân. Tôi đã từng hoài nghi về chứng bệnh này giống như nhiều người cho đến khi thấy có nhiều bệnh nhân giống nhau đến kỳ lạ về triệu chứng”, GS. Tim Griffiths, chuyên gia về Thần kinh tại ĐH Newcastle University cho biết.
TS. Sukhbinder Kumar, Viện Khoa học Thần kinh, ĐH Newcastle University TT Wellcome về Thiền, ĐH College London, cũng đồng ý với nhận định trên: “Đối với nhiều người mắc chứng misophonia, đây là tin đáng mừng khi lần đầu tiên chúng tôi chỉ ra được sự khác biệt cấu chúc và chức năng não bộ. Nghiên cứu này chứng tỏ những thay đổi của não quan trọng, là bằng chứng thuyết phục cộng đồng y khoa hoài nghi về một rối loạn có thực”.
Nhân Hà
Theo RD