Du hành vào vũ trụ không làm tăng nguy cơ ung thư
(Dân trí) - Du hành vào vũ trụ là một cú sốc đối với cơ thể con người. Mặc dù mọi hệ thống trong cơ thể đều bị thay đổi do ở trạng thái vi trọng lực, nhưng không tăng nguy cơ ung thư.
Một rủi ro khác đối với những nhà du hành vũ trụ là sự gia tăng bức xạ vũ trụ. Trên Trái Đất, chúng ta được bảo vệ bởi từ trường của hành tinh. Vượt ra ngoài từ quyển, sự gia tăng của các tia vũ trụ là trước khi đi ngủ, các phi hành gia đôi khi nhìn thấy những tia sáng do các hạt này chạm vào võng mạc.
Rõ ràng, sự gia tăng phóng xạ cũng có thể dẫn đến tăng tỷ lệ ung thư. Do đó, các nhà khoa học đã tò mò tìm hiểu xem những người từng bay vào vũ trụ có thực sự trải qua tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hay không.
Được công bố trên báo cáo khoa học mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Nga đã xem xét dữ liệu lịch sử về 301 phi hành gia và 117 phi hành gia đã lên vũ trụ kể từ năm 1959.
Một mối liên hệ tiềm năng giữa không gian và tăng nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng các phân tích trước đây không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng mạnh mẽ nào bằng cách này hay cách khác.
Công trình nghiên cứu mới này tái khẳng định tất cả các dữ liệu lịch sử đó và kết luận rằng việc lên vũ trụ không có gì dẫn đến sự gia tăng bệnh tim mạch hoặc tử vong do ung thư.
Mặc dù mọi hệ thống trong cơ thể đều bị thay đổi do ở trạng thái vi trọng lực, xương mất canxi, cơ bắp mất khối lượng và chất lỏng cơ thể dịch chuyển về phía đầu, nhưng không tăng nguy cơ ung thư.
Mặc dù đây là tin tức thú vị, nhưng cũng cần nhớ rằng du hành không gian đã thay đổi đáng kể trong 30 năm qua.
Một điều quan trọng cần lưu ý khác cũng cần nhấn mạnh đó là các sứ mệnh thám hiểm không gian sâu trong tương lai có thể sẽ cung cấp liều lượng bức xạ không gian lớn hơn nhiều so với những gì từng biết trong lịch sử.
Minh Long
Theo IFL Science