Đoán bệnh qua khẩu vị
(Dân trí) - Trong Đông y, sự thay đổi khẩu vị là một phần của triệu chứng bệnh tật trong cơ thể được bộc lộ qua đường miệng. Đừng coi thường khi thấy miệng đắng hay nhạt miệng... nhé.
Qua phân biệt khẩu vị có thể tìm được căn bệnh và cách chữa trị, ví như:
Miệng đắng: Phần lớn do gan bị nóng và khí mật bốc lên.
Có vị ngọt: Còn gọi là “khẩu cam”, phần lớn do tì vị thấp nhiệt gây lên.
Miệng chua: Phần lớn do gan mật nóng gây nên.
Miệng có vị mặn: Phần lớn thấy ở người thận hư, đó là hiện tượng thiếu khí dịch thận.
Nhạt miệng: Khi ăn uống không thấy mùi vị, điều này thường thấy ở những người tì vị hư hàn hoặc suy nhược cơ thể sau khi ốm.
Có vị cay: Trong miệng có vị cay chát hoặc lưỡi cay tê thì phần lớn là do phổi ứ nóng.
Miệng hôi: Có thể do tiêu hoá không tốt, thức ăn ứ đọng trong dạ dầy.
Miệng thơm: Thường do các bệnh nặng như bệnh tiêu khát (bệnh đái đường)…
Đây là những triệu chứng thường gặp nhất. Khi thấy khẩu vị thay đổi như trên, bạn nên chú ý chữa trị hoặc đến khám thầy thuốc phát hiện bệnh và kịp điều trị.
Phạm Thanh