1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Dinh dưỡng cho con - có thể mẹ chưa biết!

Theo kết quả của Khảo sát Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) năm 2011, có tới 2/3 trẻ tại khu vực này bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Trước thực trạng này, bác sỹ Nguyễn Thị Hoa – Phó Hội trưởng Hội Dinh dưỡng – Thực phẩm TP. HCM - chia sẻ cho mẹ nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho con.
Bác sỹ Nguyễn Thị Hoa - Phó Hội trưởng Hội Dinh dưỡng – Thực phẩm TPHCM.

Bác sỹ Nguyễn Thị Hoa - Phó Hội trưởng Hội Dinh dưỡng – Thực phẩm TPHCM.

Nguyên nhân gây thiếu chất

Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị là mức tiêu thụ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt. Theo BS.Hoa, chất dinh dưỡng mà trẻ em tại Việt Nam hay bị thiếu nhất là vitamin A, kẽm, sắt do bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản thực phẩm và do chế độ ăn nhiều tinh bột (cơm, phở, bún) của các gia đình Việt Nam. Ngoài ra, Khảo sát Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) năm 2011 còn khuyến cáo về việc thiếu vitamin D ở trẻ em do cha mẹ không có thói quen thêm dầu vào thức ăn của trẻ và ít cho con vận động ngoài trời.

BS. Hoa còn cho biết: từ sau 4 tuổi, trẻ em Việt Nam có chiều hướng bị mất cân bằng dinh dưỡng. Lý do là trẻ ở tuổi này thường bắt đầu ăn theo sở thích, có khi chỉ ăn một món trong khi mỗi loại thực phẩm có ưu thế riêng về một loại dưỡng chất nào đó. Chẳng hạn: nhiều bé suốt ngày chỉ thích ăn trứng, mì gói, bánh mì, cơm… mà không chịu ăn rau, trái cây…

Ngoài ra, cha mẹ do bận rộn nên thường lơ là ăn uống của con và thường phó mặc cho nhà trường. Cần nhớ rằng trẻ trong độ tuổi đi học phải có một thực đơn đầy đủ hàng ngày gồm 3 bữa chính (mỗi bữa 1 chén cơm cộng thức ăn có đủ nhóm dưỡng chất đạm, rau, dầu mỡ) và 3 bữa phụ (sữa, sữa chua, trái cây…) thì mới đủ chất để phát triển khỏe mạnh.

2/3 trẻ em Việt Nam không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị.

2/3 trẻ em Việt Nam không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị.

Những lưu ý cần biết trong chăm sóc trẻ ở độ tuổi đi học

Hầu hết biểu hiện của việc thiếu chất là trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, biếng ăn, hay bị bệnh. Điều nguy hiểm là trẻ thường thiếu chất từ nhỏ, đến khi lớn lên, trẻ chậm cao, chỉ tăng cân, cha mẹ mới cho đi khám bác sỹ thì sẽ khó khắc phục. Chìa khóa dinh dưỡng cha mẹ cần nhớ là: phải cho trẻ ăn đủ và đúng, đa dạng 4 nhóm thực phẩm bột đường, đạm, rau, dầu mỡ. Ngoài ra, từ độ tuổi ăn dặm, cha mẹ hãy cho trẻ ăn đúng cách: không thờ ơ, cũng không nhồi nhét để giúp trẻ có niềm vui trong ăn uống. Đến khi trẻ lớn lên, bắt đầu đi học thì đừng vì bận rộn hay chỉ tập trung cho gánh nặng học hành mà lơ là bữa ăn đầy đủ chất, thay thế bằng thức ăn nhanh, hoặc dậy muộn nên bỏ bữa sáng.

Theo BS.Hoa, hầu hết các mẹ khi đưa con đi khám dinh dưỡng hiện chỉ quan tâm cải thiện dinh dưỡng cho con mà quên rằng: để phát triển toàn diện, con rất cần vận động đầy đủ! Trẻ em từ sau khi biết đi vốn đã thích vận động. Tuy nhiên, khi bắt đầu học mẫu giáo, ở trường do thiếu sân chơi, ngoài xã hội thiếu câu lạc bộ thể thao, ở nhà cha mẹ vì bận rộn lại thường coi việc trẻ hiếu động là “quậy phá”. Ở nhà, để con chịu ngồi yên, nhiều người lớn thường cho trẻ xem ti vi, chơi game cả ngày, trong khi điều con cần là thói quen vận động đúng và an toàn. Không vận động thì trẻ không tiêu hao năng lượng đúng cách, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng về sau gây thừa cân, béo phì, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy, hãy cho trẻ vận động và vui chơi đúng cách từ 1 – 2 giờ mỗi ngày.

Một điểm đáng lưu ý khác là trẻ từ 4 tuổi thường bị cha mẹ cắt đi khẩu phần sữa vì nghĩ rằng bé có thể có được nguồn dinh dưỡng cần thiết thông qua các bữa ăn. Tuy nhiên, sữa rất cần cho mọi độ tuổi vì là nguồn bổ sung canxi và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện. Do đó, ở giai đoạn 4-12 tuổi – giai đoạn quan trọng để thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ hãy cho trẻ ăn uống đủ, đúng, vận động và bổ sung đủ sữa (ít nhất 300ml mỗi ngày).
 
Sữa Cô Gái Hà Lan 20+ với hơn 20 dưỡng chất thiết yếu vừa được cải tiến có thêm vitamin D. Với 3 hộp Cô Gái Hà Lan 20+ mỗi ngày, trẻ có thể có đủ điều kiện để phát triển toàn diện và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

2/3 trẻ em Việt Nam không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị.