Đi ngoài phân nát: Dấu hiệu "chỉ điểm" bệnh lý đại trực tràng

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Một người bình thường đi ngoài 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, mềm. Nếu số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng nát, lặp lại trong thời gian dài là tình trạng bất thường của đường tiêu hóa.

Đi ngoài phân lỏng, nát cảnh báo bệnh gì?

Theo bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn - Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, tình trạng đi ngoài phân lỏng nát có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong lâm sàng, nhóm bệnh phổ biến gây ra tình trạng phân lỏng, nát có thể kể đến rối loạn chức năng đại tràng như hội chứng ruột kích thích. Đây là bệnh không có tổn thương thực thể ở đại tràng, thường gặp trong cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng.

Đi ngoài phân lỏng, nát cũng có thể do viêm loét đại tràng do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán, amip, lao… Hay đôi khi lại đến từ các bệnh lý tự miễn như crohn, viêm loét đại tràng chảy máu.

Chứng không dung nạp thực phẩm (rối loạn hấp thu) cũng có thể là nguyên nhân của các đợt đi ngoài phân lỏng, nát. Một số nhóm thực phẩm không dung nạp phổ biến được ghi nhận như: đường lactose (có trong sữa và các chế phẩm từ sữa), gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch)...

Đi ngoài phân lỏng, nát đi kèm với thay đổi thói quen đại tiện, thay đổi tính chất phân, màu sắc của phân, trong phân kèm theo máu còn cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn như là polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân bị polyp đại tràng thời gian dài không điều trị sớm sẽ khiến các polyp lớn lên sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, phần lớn người bệnh lại có suy nghĩ đi ngoài phân lỏng, nát là bệnh nhẹ hơn như rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến cho việc thăm khám và điều trị bị trì hoãn.

Đi ngoài phân nát: Dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý đại trực tràng - 1
Người bệnh đi ngoài phân lỏng, nát có thể có các dấu hiệu kèm theo như đau bụng, buồn nôn… (Ảnh: Freepik).

Không chủ quan khi đi ngoài phân lỏng, nát

Từ thực tế lâm sàng, bác sĩ Sơn khuyến cáo, người bệnh không nên chủ quan khi đi ngoài phân lỏng, nát vì đây có thể là những dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý đường ruột, bao gồm ung thư đại trực tràng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

Đặc biệt, với ung thư đại trực tràng, tỷ lệ tử vong là 70% do hầu hết các ca bệnh đều được phát hiện muộn. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm các triệu chứng, trong đó có tình trạng đi ngoài phân lỏng, nát và can thiệp kịp thời, tỷ lệ sống của người bệnh có thể lên tới trên 90%.

Cũng theo bác sĩ Sơn, hầu hết các trường hợp đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa có khả năng tự khỏi và triệu chứng sẽ cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày, bạn có thể đang mắc bệnh lý đại trực tràng. Người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, tránh tự ý đoán bệnh, sử dụng thuốc tại nhà.

Đi ngoài phân nát: Dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý đại trực tràng - 2
Bác sĩ Phạm Thái Sơn trực tiếp tư vấn cho người bệnh (Ảnh: TCI).

Nội soi đại tràng công nghệ hiện đại là ứng dụng quan trọng trong chẩn đoán các bệnh tiêu hóa nói chung và bệnh lý đại trực tràng nói riêng. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ khung đại tràng, một phần ruột non để xác định chính xác các tổn thương, tìm ra nguyên nhân đi ngoài phân lỏng, nát và có hướng điều trị phù hợp.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tiên phong ứng dụng công nghệ nội soi hiện đại trong chẩn đoán, phát hiện và xử lý các bệnh lý dạ dày - đại tràng, kể cả tiền ung thư. Đặc biệt, trong tháng 12, khi đăng ký khám Tiêu hóa tại Thu Cúc TCI, khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi đến 40% phí nội soi.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Website: https://benhvienthucuc.vn/noi-soi-tieu-hoa-ung-dung-cong-nghe-dot-pha/

Hotline: 1900 5588 92

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm