Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn sau cơn nấc
Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Đột quỵ
Bạn nên để tâm nếu trong gia đình có người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, mạch máu não khi họ đột ngột bị nấc cụt, thị lực giảm sút. Lúc này, bạn phải đưa người nhà tới bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ không thể bỏ qua. Nếu cứu chữa kịp thời, tác hại của đột quỵ có thể khắc phục đáng kể.
Ung thư tim
Ung thư tim nguyên phát là căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng tiên lượng rất xấu. Lý do là bệnh có biểu hiện giống một số vấn đề tim mạch. Ngoài ra, tế bào cơ tim đã biệt hóa gần như hoàn toàn nên khó thay thế, phục hồi.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư này bao gồm nấc cụt, khó nuốt, khó chịu vùng bụng trên.
Cách để giảm bớt nấc cụt thông thường:
- Nín thở
Nếu bạn đã no và bị nấc sau khi ăn, bạn có thể giảm bớt bằng cách nín thở vào lúc này. Bạn nín thở và giữ khoảng 20 giây, sau đó thở ra. Sau một vài vòng nín thở - thở ra, chứng nấc cụt có thể được loại bỏ.
- Uống nước
Nấc cụt không thể ngừng nếu bạn đã no, bạn có thể sử dụng cách nuốt để giảm bớt và tốt nhất là uống nước. Hãy từ từ nuốt từng ngụm nước nhỏ.
- Không ăn quá nhiều
Không nên ăn quá no, nhất là đối với một số bệnh nhân bị trào ngược axit, sẽ có tác dụng ngăn chặn cơn nấc cụt hiệu quả. Bạn chỉ nên ăn no khoảng 80% Đây cũng là một thói quen tốt cho sức khỏe.
- Không ăn quá nhanh
Tốc độ ăn quá nhanh dẫn tới bạn nuốt quá nhiều không khí, dễ bị nấc cụt. Để tránh điều này xảy ra, hãy nhai chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
- Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây nấc cụt
Muốn không bị ợ hơi, bạn phải giảm bớt những thực phẩm sinh khí, phổ biến nhất là đồ uống có ga, các loại hạt, cà rốt, củ cải trắng, hành tây… Tất nhiên bạn không cần từ bỏ những thực phẩm này. Nhưng nếu đã no và bị nấc, bạn cần phải gia giảm lượng hợp lý.